back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Nguyên nhân dẫn đến ngất xỉu là gì, nguy hiểm không & cách xử trí

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Ngất là một tình trạng tương đối phổ biến. Khoảng 3% nam giới và 3,5% nữ giới từng trải qua tình trạng này tại một số thời điểm trong cuộc đời. Khả năng bị ngất xỉu đột ngột sẽ tăng lên ở người cao tuổi, có khoảng 6% người trên 75 tuổi bị ảnh hưởng bởi trạng thái mất ý thức này.

Ngất xỉu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ở bất kỳ người nào dù họ có hay không có các vấn đề sức khỏe khác. Vậy, hay bị ngất xỉu là bệnh gì và có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1. Ngất xỉu là gì?

Ngất xỉu (syncope/fainting) là tình trạng mất ý thức đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó người xỉu có thể tự phục hồi. Nguyên nhân ngất xỉu là do không có đủ lưu lượng máu cung cấp lên não. Tình trạng này thường xảy ra từ vài giây đến vài phút; và thường không phải là dấu hiệu nghiêm trọng.

Thông thường, ngất xỉu tạm thời thường không quá đáng lo; nhưng cũng có khi là dấu hiệu cảnh báo cho một bệnh lý nghiêm trọng. Nếu bạn bị ngất xỉu đột ngột và thường xuyên; hãy đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Nếu bạn có các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng nhưng không mất ý thức; đây được gọi là tình trạng tiền ngất xỉu hay gần ngất. Tuy nhiên, những triệu chứng trên cũng có thể do một vấn đề sức khỏe khác gây ra.

2. Quá trình ngất xỉu

Các triệu chứng phổ biến nhất được ghi nhận là:

  • Nói lắp.
  • Ngã không rõ lý do.
  • Da lạnh, đổ mồ hôi.
  • Có cảm giác như đang rơi.
  • Cảm giác đứng không vững.
  • Choáng váng, chóng mặt, đau đầu.
  • Cảm thấy buồn ngủ, lảo đảo mất thăng bằng.
  • Ngất đi, mất ý thức; nhất là sau khi ăn hoặc tập thể dục.
  • Cảm thấy tối sầm lại, mọi thứ đều có màu đen hoặc trắng.

3. Nguyên nhân dẫn đến ngất xỉu

3.1 Bị ngất đột ngột do trung gian thần kinh (ngất phế vị)

Đây là loại ngất phổ biến nhất; xảy ra do huyết áp bị giảm đột ngột, gây giảm sút lưu lượng máu lên não.

Khi đứng, trọng lực làm cho máu dồn nhiều về phần dưới cơ thể, bên dưới cơ hoành. Bình thường, tim và hệ thần kinh tự chủ (ANS) sẽ hoạt động để giữ cho huyết áp ổn định.

Một vài người bị ngất xỉu do phản xạ thần kinh phế vị gặp phải tình trạng có tên gọi là hạ huyết áp tư thế đứng. Tình trạng này khiến các mạch máu không thu nhỏ lại như bình thường khi ở tư thế đứng. Từ đó, máu sẽ dồn và ứ đọng xuống chân, dẫn đến tụt huyết áp nhanh chóng.

3.2 Hạ huyết áp tư thế

Loại ngất này xảy ra do huyết áp giảm đột ngột khi bạn thay đổi tư thế quá nhanh; chẳng hạn đang nằm đột nhiên đứng dậy.

Một số loại thuốc và tình trạng mất nước có thể dẫn đến hiện tượng này. Trong đó, huyết áp thường giảm đi ít nhất 20mmHg ở chỉ số huyết áp tâm thu (chỉ số trên) và 10mmHg ở chỉ số huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) khi đứng.

3.3 Bị ngất xỉu do bệnh lý tim mạch

Ngoài ra, ngất có thể xuất hiện do liên quan đến vấn đề ở tim hoặc mạch máu làm cho lưu lượng máu lên não bị ảnh hưởng.

Những vấn đề đó có khả năng là:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Cấu trúc tim có vấn đề làm cho dòng máu bị tắc nghẽn
  • Thiếu máu cơ tim cục bộ
  • Bệnh van tim
  • Hẹp động mạch chủ
  • Cục máu đông
  • Suy tim.

Nếu bị ngất xỉu do nguyên nhân này, bạn cần đến gặp bác sĩ sớm để được điều trị kịp thời.

3.4 Ngất trong một số tình huống

Đây cũng là một dạng bị ngất xỉu đột ngột do phản xạ thần kinh phế vị. Tuy nhiên, nó chỉ xảy ra trong một số tình huống nhất định, có ảnh hưởng đến hệ thần kinh và dẫn đến ngất. Các tình huống đó có thể là:

  • Lo âu
  • Đói lả
  • Đau đớn
  • Cơ thể mất nước
  • Sợ hãi một thứ gì đó
  • Cảm xúc căng thẳng tột độ
  • Sau khi sử dụng rượu bia hoặc ma túy
  • Ngất trong hay sau khi tiểu tiện (micturition syncope)
  • Ho mạnh, xoay cổ hoặc mặc áo có cổ quá chật (xoang cảnh nhạy cảm)
  • Tăng thông khí (hít quá nhiều oxy hay thải ra quá nhiều carbonic trong thời gian ngắn).

3.5 Ngất xỉu do bệnh thần kinh

Một vấn đề ở thần kinh như co giật, đột quỵ hay cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) cũng có thể gây ra mất ý thức thoáng qua. Các vấn đề khác ít gây ngất hơn nhưng vẫn có khả năng gồm đau nửa đầu và não úng thủy áp lực bình thường.

3.6 Hội chứng nhịp nhanh tư thế đứng (POTS)

Nếu bạn có nhịp tim đập rất nhanh xảy ra khi đứng lên từ tư thế ngồi hoặc nằm thì khả năng cao mắc phải hội chứng nhịp nhanh tư thế đứng.

Nhịp tim có thể tăng thêm 30 nhịp/ phút hoặc hơn thế nữa. Sự gia tăng này thường xảy ra trong vòng 10 phút sau khi đứng dậy, nữ gặp nhiều hơn nam.

3.7 Ngất không rõ nguyên nhân

Khoảng 1/3 trường hợp tự nhiên ngất xỉu là không xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, khả năng bị ngất có thể tăng lên do tác dụng phụ từ một số thuốc điều trị.

4. Ai có nguy cơ cao bị ngất xỉu?

Ngất xỉu do vấn đề tim mạch có nguy cơ cao ở nam giới trên 60 tuổi (theo nghiên cứu năm 2021). Những người có các đặc điểm sau cũng có nguy cơ ngất xỉu do vấn đề tim cao hơn:

  • Ngất xỉu khi nằm ngửa
  • Đánh trống ngực hoặc mất ý thức đột ngột
  • Đã từng được chẩn đoán mắc bệnh tim bẩm sinh
  • Ngất xỉu khi gắng sức (tập thể dục, hoạt động cường độ cao,…)
  • Tiền sử gia đình mắc các bệnh di truyền hoặc đột tử sớm do tim (<50 tuổi)
  • Bệnh tim thiếu máu cục bộ đã biết, bệnh tim cấu trúc, rối loạn nhịp tim trước đó hoặc giảm chức năng tâm thất.

5. Đi khám do ngất xỉu cần làm xét nghiệm gì?

Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bạn thông qua việc thăm khám sức khỏe, xem xét bệnh sử và hỏi chi tiết về các triệu chứng gặp phải trước khi ngất xỉu.

Sau đó, bạn có thể cần làm thêm một hoặc một số xét nghiệm để giúp bác sĩ xác định nguyên nhân. Các xét nghiệm sẽ kiểm tra xem có vấn đề gì ở tim hay không, đo lượng máu và tốc độ máu chảy qua các khu vực trong cơ thể.

Xét nghiệm giúp xác định nguyên nhân gây ngất xỉu gồm:

  • Siêu âm tim.
  • Xét nghiệm máu.
  • Theo dõi nhịp tim.
  • Đo điện tâm đồ (ECG).
  • Nghiệm pháp bàn nghiêng.
  • Test gắng sức khi tập thể dục.
  • Xét nghiệm đánh giá phản xạ hệ thần kinh tự chủ.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu thêm một vài xét nghiệm khác nếu cần thiết như chụp CT, đánh giá thần kinh; nghiên cứu điện sinh lý; kiểm tra chức năng tiền đình.

Khi yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ giải thích lý do tại sao cần phải làm xét nghiệm đó trong chẩn đoán.

6. Các phương pháp điều trị ngất xỉu

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này mà bác sĩ sẽ đưa ra phương thức điều trị phù hợp. Mục tiêu khi điều trị là giúp bạn không trải qua thêm cơn ngất nào.

Các lựa chọn trong điều trị gồm:

  • Nâng cao chân trong khi ngủ.
  • Điều trị các bệnh cấu trúc tim, van tim.
  • Uống thuốc hoặc thay đổi các loại thuốc đang dùng.
  • Thận trọng khi thay đổi tư thế, đứng lên từ từ chậm rãi.
  • Cấy máy điều hòa nhịp tim, máy khử rung nếu có rối loạn nhịp tim.
  • Đeo vớ áp lực (vớ nén) để cải thiện lưu thông máu lên phần trên cơ thể.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, ăn nhiều bữa nhỏ và bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể.

7. Cách sơ cứu người bị ngất xỉu

Nếu bạn thấy một người bị ngất, hãy giữ bình tĩnh, không lay gọi. Bạn nên cố gắng để họ nằm ngửa và nâng cao phần chân lên, nới lỏng cổ áo hay thắt lưng nếu chúng quá chật.

Thông thường, người bị ngất xỉu bao lâu thì họ sẽ tỉnh lại sau khoảng 20 giây.

Ngất xỉu có nguy hiểm không thì hãy gọi ngay đến số điện thoại cấp cứu 115 ngay nếu thấy người bị ngất:

  • Bị chấn thương nặng do té ngã.
  • Không có dấu hiệu tỉnh lại sau 1 phút.
  • Lên cơn co giật do động kinh hay đau đớn.

Tóm lại, ngất xỉu là một tình trạng khá phổ biến; do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, nếu bạn chỉ bị ngất trong thời gian ngắn, không thường xuyên thì không phải báo hiệu tình trạng nghiêm trọng. Nhưng nếu bạn ngất xỉu nhiều lần, bạn hãy đến thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có phương án điều trị càng sớm càng tốt.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328