Khoảng 50 triệu người trên thế giới mắc phải bệnh động kinh. Con số này đã đưa chứng động kinh lên vị trí phổ biến nhất trong các bệnh về thần kinh trên toàn cầu. Với mức độ phổ biến này, nhiều người thắc mắc nguyên nhân động kinh là gì, tại sao lại mắc phải bệnh này? Và liệu bệnh động kinh có di truyền không?
Hãy cùng Bệnh lý tìm hiểu các nguyên nhân của bệnh động kinh để chủ động phòng ngừa khi có thể và điều trị hiệu quả chứng bệnh này nhé!
1. Bệnh động kinh là gì?
Cơn động kinh là một rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương, trong đó hoạt động của não bộ trở nên bất thường, quá mức và/hoặc đồng bộ. Một nhóm tế bào não đồng loạt phóng điện đột ngột và quá mức, gây nên các cơn co giật hoặc những khoảng thời gian ngắn có hành vi, cảm giác bất thường hay mất ý thức.
Cơn động kinh đơn thuần chưa phải là bệnh động kinh. Điều kiện để chẩn đoán bệnh động kinh là có ít nhất 2 cơn động kinh không có rõ nguyên nhân khởi phát cách nhau ít nhất 24 giờ hoặc có 1 cơn động kinh tự phát và có khả năng tái phát cơn tương tự hoặc được chẩn đoán hội chứng động kinh.
2. Nguyên nhân động kinh
Trong một nửa số trường hợp bệnh động kinh không rõ nguyên nhân. Nửa còn lại, căn bệnh này có thể xuất phát từ bất kỳ tổn thương nào ở não, khiến cho việc phóng điện bị xáo trộn, bao gồm:
- Ảnh hưởng của gen là một trong các nguyên nhân gây động kinh quan trọng đang được các nhà nghiên cứu tìm hiểu. Một số gen nhất định di truyền trong gia đình khiến bạn nhạy cảm hơn với những điều kiện môi trường gây ra bệnh động kinh.
- Chấn thương đầu do tai nạn xe hơi hoặc các va đập khác cũng có thể gây động kinh.
- Các bất thường xảy ra ở não bộ bao gồm khối u não hoặc dị dạng mạch máu như dị dạng động mạch, u máu thể hang (cavernoma) có thể gây ra bệnh động kinh.
- Nhiễm trùng thần kinh như viêm màng não, bệnh não do HIV, viêm não do virus và một số bệnh do nhiễm ký sinh trùng cũng có thể là nguyên nhân động kinh.
- Lạm dụng rượu hoặc các chất kích thích như ma túy.
- Rối loạn phát triển, chẳng hạn như bệnh tự kỷ.
- Chấn thương trước khi sinh. Trước khi chào đời, thai nhi rất nhạy cảm với các chấn thương não bộ, chẳng hạn như khi mẹ bị nhiễm trùng, dinh dưỡng kém hoặc thiếu oxy. Các tổn thương não ở thời kỳ này có thể dẫn đến bệnh động kinh hoặc bại não. Chăm sóc trẻ giai đoạn chu sinh cẩn thận chính là cách hiệu quả để phòng ngừa động kinh khi sinh.
Tuy nhiên, đôi khi phải mất nhiều năm sau khi não bị tổn thương do những nguyên nhân động kinh kể trên, cơn động kinh đầu tiên mới khởi phát.
3. Các yếu tố nguy cơ gây nên cơn động kinh
Ngoài những nguyên nhân động kinh kể trên, các yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ hình thành chứng động kinh. Các yếu tố này bao gồm:
4. Bệnh động kinh có di truyền không?
Chắc hẳn qua những thông tin trên về nguyên nhân động kinh, bạn đã có thể phần nào tìm ra được đáp án cho câu hỏi bệnh động kinh có di truyền không. Có thể nói, một phần nguyên nhân của bệnh động kinh là do gen mà bạn thừa hưởng từ bố mẹ hoặc do thay đổi gen trong quá trình hình thành và phát triển của cá thể ảnh hưởng đến hoạt động của não. Theo thống kê, cứ 3 người thì sẽ có 1 người mắc bệnh động kinh khi có tiền sử gia đình mắc bệnh này. Ngược lại, nếu trong gia đình bạn có người bị mắc bệnh động kinh cũng không có nghĩa là bạn sẽ bị mắc bệnh này. Ngoài ra, một số gen nhất định cũng sẽ làm bạn nhạy cảm hơn với các điều kiện môi trường gây ra cơn động kinh.
5. Điều trị động kinh như thế nào?
Hiện nay, các phương pháp điều trị có thể giúp người bệnh kiểm soát tốt cơn động kinh. Điều trị động kinh có thể giúp bệnh nhân giảm tần suất các cơn động kinh hoặc cắt hoàn toàn cơn động kinh. Các phương pháp này bao gồm:
- Thuốc chống động kinh.
- Chế độ ăn kiêng ketogenic với nhiều chất béo và ít carbohydrate thường được áp dụng cho một số trẻ bị động kinh.
- Phẫu thuật để loại bỏ một phần nhỏ của não bộ – nơi gây ra cơn động kinh nếu như bệnh chỉ xuất phát từ một vùng duy nhất của não (động kinh cục bộ). Phẫu thuật chủ yếu áp dụng khi vị trí gây ra cơn động kinh nằm ở thùy thái dương của não.
- Kích thích thần kinh phế vị – một thiết bị điện đặt dưới da để gửi tín hiệu lên dây thần kinh lớn ở cổ, kiểm soát các xung thần kinh.
Bạn có thể xem thêm: Bệnh động kinh: 5 điều cần chuẩn bị nếu sống một mình
Trên đây là các thông tin cần biết về động kinh và những nguyên nhân động kinh thường gặp. Hy vọng có thể giúp bạn trang bị thêm kiến thức để phòng ngừa và đối phó với chứng bệnh thần kinh này hiệu quả nhé!