back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị • Bệnh lý

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Viêm mũi mãn tính là tình trạng viêm niêm mạc bên trong mũi kéo dài hơn 4 tuần liên tiếp, thường là do dị ứng gây ra. Tuy nhiên, người bị viêm mũi mạn tính còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nghiêm trọng hơn.

Nếu viêm mũi cấp tính thường chỉ diễn ra từ vài ngày đến tối đa 4 tuần thì viêm mũi mãn tính lại kéo dài thời gian biểu hiện triệu chứng hơn. Trong bài viết này, Bệnh lý mời bạn cùng tìm hiểu những thông tin xoay quanh tình trạng sức khỏe này! 

Nguyên nhân gây viêm mũi mãn tính

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, viêm mũi mãn tính được phân thành 2 dạng chính là viêm mũi dị ứng và viêm mũi không do dị ứng.

1. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng mãn tính

Đối với viêm mũi dị ứng, các chất gây dị ứng trong không khí sẽ liên kết với một chất gọi là immunoglobulin E (IgE) có trong mũi. Cơ thể sẽ giải phóng histamine để chống lại các chất gây dị ứng này. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.

Các chất gây dị ứng thường gặp nhất là:

  • Sợi vải
  • Phấn hoa
  • Nấm mốc
  • Mạt bụi
  • Lông và vảy của thú cưng

2. Nguyên nhân gây viêm mũi không dị ứng mãn tính

Khác với viêm mũi dị ứng, viêm mũi không dị ứng không liên quan đến hệ thống miễn dịch. Viêm mũi không dị ứng thường xảy ra khi các mạch máu bên trong mũi bị giãn ra, dẫn đến tình trạng sưng và tắc nghẽn. Rất khó để xác định nguyên nhân gây nên sự giãn nở của các mạch máu. Tuy nhiên, một số yếu tố sau vẫn thường xem là tác nhân gây ra tình trạng này:

  • Các chất gây kích ứng như nước hoa, chất tẩy rửa, mùi hương mạnh… hoặc tình trạng ô nhiễm môi trường như khói bụi, khói thuốc lá…
  • Sự biến động của thời tiết như không khí trở nên lạnh và khô
  • Tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên, như cảm lạnh hoặc cúm. Các căn bệnh nhiễm trùng này thường dẫn đến bệnh viêm mũi cấp tính
  • Sử dụng các loại thức ăn hoặc đồ uống cay nóng
  • Sử dụng các loại thuốc như aspirin, ibuprofen, beta – blockers, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai
  • Lạm dụng các loại thuốc xịt mũi
  • Thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai kỳ, kinh nguyệt hoặc tình trạng tuyến giáp
  • Căng thẳng
  • Phẫu thuật xoang mũi
  • Các vấn đề liên quan đến cấu trúc mũi như lệch vách ngăn, phì đại adenoids
  • Các vấn đề sức khỏe khác như trào ngược dạ dày (GERD), hen suyễn hoặc viêm xoang mạn tính

Để xác định tình trạng viêm mũi của bạn có phải do dị ứng hay không, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm dị ứng cần thiết. Trong đó, phổ biến nhất là xét nghiệm kháng thể immunoglobulin E (IgE) đặc hiệu.

Triệu chứng của bệnh viêm mũi mãn tính

Nghẹt mũi và sổ mũi là các triệu chứng chính của bệnh viêm mũi mãn tính. Khi bị viêm mũi, bạn sẽ thường muốn xì mũi nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, nguyên nhân gây nghẹt mũi là do đường mũi của bạn bị sưng chứ không phải do chất nhầy tích tụ. Do đó, bạn sẽ thấy có rất ít chất nhầy thoát ra ngoài khi xì mũi.

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường xuất hiện theo mùa nhất đinh trong năm, bao gồm:

  • Sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Ngứa mắt, mũi, họng
  • Hắt hơi
  • Chảy dịch mũi sau
  • Ho
  • Nhức đầu
  • Quầng thâm dưới mắt

Các triệu chứng của viêm mũi không dị ứng thường khá giống với viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, người bệnh thường không bị ngứa mắt, mũi họng và bị quầng thâm ở mắt. Đồng thời, các triệu chứng cũng xuất hiện quanh năm chứ không chỉ vào một mùa nhất định.

Nhiều người thường thắc mắc cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính là gì hay viêm mũi dị ứng mãn tính có chữa được không? Để có câu trả lời, mời bạn tham khảo các thông tin sau.

Việc điều trị viêm mũi mãn tính phải có sự kết hợp của việc sử dụng thuốc và thay đổi lối sống của bản thân. Trong một số ít trường hợp, phương pháp phẫu thuật có thể được chỉ định nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc không kê đơn (OTC) và thuốc kê đơn cũng giúp làm giảm tình trạng viêm mũi, chẳng hạn như:

  • Thuốc kháng histamine OTC hoặc kê đơn dùng cho dị ứng, bao gồm thuốc uống và thuốc xịt mũi
  • Dung dịch nước muối xịt mũi OTC
  • Thuốc thông mũi OTC. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng loại thuốc này trên 3 ngày, bởi thuốc có thể gây ra hiệu ứng phản hồi, làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn
  • Thuốc xịt mũi corticosteroid OTC hoặc kê đơn
  • Thuốc xịt mũi kháng cholinergic kê đơn

Thay đổi lối sống

Cách chữa và ngăn ngừa viêm mũi mãn tính tốt nhất là tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Theo Healthline, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm với các chất gây dị ứng bằng những mẹo nhỏ sau đây:

  • Đóng cửa sổ khi lượng phấn hoa trong không khí tăng cao
  • Đeo khẩu trang khi dọn dẹp nhà cửa, khi ra ngoài trời
  • Sử dụng máy lọc không khí
  • Định kỳ thay bộ lọc của máy sưởi và điều hòa không khí (nếu có)
  • Giặt drap trải giường, vỏ chăn, vỏ gối hàng tuần bằng nước nóng
  • Thường xuyên tắm và chải lông cho thú cưng
  • Vệ sinh thân thể sau khi ra ngoài về
  • Bỏ hút thuốc và tránh hút thuốc lá thụ động.

Phẫu thuật

Viêm mũi mãn tính có thể xuất phát từ các vấn đề liên quan đến cấu trúc mũi và xoang, chẳng hạn như lệch vách ngăn hoặc polyp mũi. Trong các trường hợp này, phẫu thuật có thể là biện pháp can thiệp cần thiết. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Vệ sinh mũi là biện pháp khắc phục tại nhà hiệu quả cho cả viêm mũi dị ứng và không dị ứng. Để vệ sinh mũi, bạn có thể sử dụng nước muối, các dung dịch vệ sinh mũi họng được bày bán tại hiệu thuốc hoặc bình rửa mũi neti pot.

Khi sử dụng bình rửa mũi neti pot, bạn nên dùng nước cất, vô trùng, được đun sôi, làm mát hoặc lọc kỹ để tránh nhiễm trùng.

Để tránh tình trạng khô mũi, bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên uống đủ nước và các thức uống không chứa caffeine. Các loại chất lỏng này sẽ giúp giảm viêm và kích thích quá trình loại bỏ chất nhầy trong mũi.

Capsaicin cũng là một lựa chọn điều trị cho viêm mũi không dị ứng. Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều bằng chứng để chứng minh hiệu quả của phương pháp này. Capsaicin thường được điều chế dưới dạng thuốc xịt mũi OTC. Dù vậy, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Các biến chứng của bệnh viêm mũi mãn tính

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, viêm mũi mãn tính có thể dẫn đến:

  • Polyp mũi: Đây là tình trạng tăng trưởng không ung thư trong niêm mạc mũi do viêm mãn tính. Ở mức độ nghiêm trọng, polyp có thể chặn luồng không khí qua mũi, gây ra tình trạng khó thở.
  • Viêm xoang: Tình trạng lớp niêm mạc xoang bị viêm nhiễm, không thể hoạt động bình thường
  • Nhiễm trùng tai giữa: Nhiễm trùng tai có thể bắt nguồn từ việc tắc nghẽn chất nhầy trong mũi
  • Ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống: Các triệu chứng của viêm mũi mãn tính có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, cáu gắt và làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Khi nào bạn nên đi khám?

Bạn nên đi khám nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi sử dụng thuốc thông mũi hoặc thuốc chống dị ứng OTC.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị sốt và đau dữ dội ở mặt hoặc xoang. Các dấu hiệu này có thể cho thấy bạn đang bị viêm xoang hoặc một tình trạng nghiêm trọng khác cần điều trị.

Khi đi khám, bạn nên cho bác sĩ biết các triệu chứng cụ thể và các phương pháp điều trị mà bạn đã thử tại nhà.

Dù không quá nghiêm trọng nhưng viêm mũi mãn tính vẫn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của bạn. Cách tốt nhất để điều trị viêm mũi mãn tính là hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Việc sử dụng một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm mũi. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng chúng vì có thể gây tác dụng ngược.

[embed-health-tool-heart-rate]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328