back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Nguyên nhân và cách điều trị • Hello Bacsi

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Những cơn hen suyễn có thể khởi phát vào bất kỳ lúc nào, kể cả ban đêm. Vậy, cơn hen suyễn về đêm có đang quấy rối giấc ngủ của bạn? 

Chứng hen suyễn về đêm rất phổ biến với bệnh nhân hen suyễn. Hen suyễn về đêm có các triệu chứng như đau thắt ngực, thở ngắn, ho và thở khò khè vào ban đêm, gây tác động đến giấc ngủ, khiến bạn mệt mỏi và dễ cáu gắt trong ngày. Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và làm bạn khó kiểm soát các triệu chứng hen suyễn hơn.

Đây là một tình trạng rất nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nguyên nhân cũng như cách điều trị chứng hen suyễn về đêm này nhé!

Nguyên nhân gây hen suyễn về đêm

Nguyên nhân gây hen suyễn về đêm có thể là do tiếp xúc nhiều với các chất dị ứng, khí quản bị lạnh, ngồi trong tư thế dựa quá lâu hoặc do sự tiết hormone theo chu kỳ. Ngay cả giấc ngủ cũng có thể là một nguyên nhân gây nên tình trạng này vì tác động đến một vài chức năng của khí quản.

Khi ngủ, khí quản có xu hướng thu hẹp lại, làm lượng khí lưu thông bị giới hạn nhiều hơn. Chúng có thể khiến bạn ho đêm và làm co thắt ống khí quản. Việc gia tăng thoát nước ở vùng xoang mũi cũng là một tác nhân kích thích hen ở những người có đường hô hấp nhạy cảm cao. Viêm xoang kèm theo suyễn thường rất phổ biến.

Một số nguyên nhân khác cũng được cho là có thể gây khởi phát các cơn hen vào ban đêm, bao gồm:

  • Tư thế nằm ngủ
  • Tăng sản xuất chất nhầy
  • Giảm tiết hormone epinephrine, một loại hormone giúp giãn đường thở
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực phản (GERD)
  • Căng thẳng, lo âu
  • Các tình trạng khác liên quan đến giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ
  • Hít phải nhiều không khí lạnh hơn do ngủ trong điều hòa
  • Bèo phì, thừa cân

Những đối tượng nào dễ bị hen suyễn về đêm?

Những bệnh nhân hen suyễn thuộc các nhóm sau đây thường sẽ có nguy cơ bị hen suyễn về đêm cao hơn:

  • Mắc bệnh viêm mũi dị ứng
  • Không đi khám bệnh thường xyên
  • Trẻ tuổi
  • Thừa cân
  • Hút thuốc nhiều
  • Sống ở thành phố
  • Có các bệnh về thần kinh
  • Bị bệnh về dạ dày.

Triệu chứng của hen suyễn về đêm

Hen suyễn về đêm có rất nhiều triệu chứng tương tự hen suyễn nói chung. Các triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Thở khò khè
  • Ho gây khó ngủ
  • Tức ngực
  • Khó thở, thở ngắt quãng.

Điều trị hen suyễn về đêm thế nào?

Dùng thuốc

Hen suyễn về đêm không có phương pháp chữa trị hoàn toàn vì đó là bệnh mạn tính. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát cơn hen bằng nhiều cách tương tự như với hen suyễn thông thường.

Một trong những phương pháp quan trọng nhất là dùng thuốc steroid dạng hít, chúng sẽ giúp giảm tình trạng viêm nhiễm và các triệu chứng khác của hen suyễn. Bạn có thể dùng thuốc mỗi ngày khi hen suyễn về đêm xuất hiện.

Dùng thuốc dạng uống hằng ngày như montelukast cũng rất hiệu quả. Thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh như albuterol hay nebulizer sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các cơn hen về đêm.

Ngoài ra, dùng máy đo lưu lượng đỉnh sẽ giúp quản lý khả năng hoạt động của phổi cả vào buổi sáng và tối. Một khi bạn phát hiện dấu hiệu bất thường của phổi, hãy đến gặp bác sĩ để tìm cách giải quyết các triệu chứng hen suyễn ban đêm.

Giải tỏa căng thẳng tâm lý

Tâm lý cũng có thể là một nguyên nhân gây khởi phát cơn hen. Bạn nên đến gặp chuyên gia tâm lý, tập luyện các bài tập thư giãn như yoga và viết nhật ký lịch trình để giúp giảm stress hiệu quả.

Duy trì cân nặng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng cân bằng thật sự rất quan trọng. Tránh xa các loại thực phẩm có lượng chất béo bão hòa và tinh bột tinh chế cao. Thay vào đó, bạn nên bổ sung thực phẩm giàu đạm, chất béo không bão hòa và xơ vào thực đơn hàng ngày của mình. Bạn có thể thử tập luyện các bài tập:

  • Tập thể dục nhịp điệu
  • Tập cardio cường độ cao
  • Rèn luyện sức bền.

Dọn dẹp để loại bỏ các chất gây dị ứng

Bụi mạt lưu lại trên chăn có thể làm các triệu chứng hen suyễn trở nên nghiêm trọng hơn mỗi khi đêm đến. Vì vậy, bạn hãy nhớ giặt chăn mền và bọc gối định kỳ nhé.

Điều chỉnh nhiệt độ phòng vào ban đêm

Để kiểm soát nhiệt độ phòng, bạn nên:

  • Đóng chặt cửa sổ, phòng kín và không bị dột, nứt
  • Dùng máy tạo hơi ẩm để duy trì độ ẩm phù hợp
  • Điều chỉnh máy lạnh ở nhiệt độ vừa phải

Với trẻ nhỏ

Ngoài các triệu chứng thường gặp, trẻ nhỏ khi bị hen suyễn về đêm còn có các triệu chứng khác, bao gồm:

  • Thức dậy giữa đêm
  • Rối loạn hơi thở khi ngủ
  • Rối loạn giấc ngủ hoặc các biểu hiện khác thường.

Khi nào bạn nên đi đến bác sĩ?

Khi được chẩn đoán là không bị hen suyễn nhưng lại gặp các triệu chứng tương tự hen suyễn về đêm, bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra hướng chữa trị phù hợp nhất.

Các cơn hen có thể xuất hiện vào ban đêm và gây nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Nếu gặp tình trạng này, bạn nên gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán phù hợp.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328