back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Nhận biết sớm để không hối hận

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Nhiều cha mẹ thấy con thường xuyên kêu đau chân, đau nhức xương tại một chỗ thì cho rằng do trẻ hiếu động, nghịch ngợm mà không hay biết đó có thể là dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em.

Ung thư xương là loại ung thư khá hiếm gặp. Điều đáng chú ý là một số dạng ung thư xương lại xảy ra chủ yếu ở trẻ em và thanh thiếu niên. Hai dạng ung thư xương ở trẻ em thường gặp là:

  • Sarcoma xương (osteosarcoma): thường xảy ra ở các xương xung quanh đầu gối
  • Ewing sarcoma: thường xảy ra ở xương đùi, vùng chậu và các xương ở phần thân trên.

Trong đó, sarcoma xương là dạng ung thư xương phổ biến nhất và chiếm khoảng 3% các bệnh ung thư ở trẻ em. Thông thường, bé trai có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với các bé gái. Các khối u ác tính phát triển từ tế bào tạo xương (osteoblast) và có thể di căn đến vị trí khác, thường là phổi hoặc vị trí xương khác.

Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em qua bài viết sau để kịp thời nhận diện và đưa trẻ đến đúng bác sĩ chuyên khoa giúp chẩn đoán, can thiệp điều trị sớm.

Những dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em dễ bị xem nhẹ

Dấu hiệu và triệu chứng ở mỗi trẻ bị ung thư xương có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí xương có khối u. Những dấu hiệu này đôi khi dễ nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe khác nên cha mẹ dễ chủ quan và không đưa con đến gặp bác sĩ sớm.

Đau tại chỗ

Dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em phổ biến nhất là các cơn đau tại một chỗ thường xuyên (thường là một bên đầu gối). Lúc đầu thường đau nhẹ và ngắt quãng, sau đó trẻ thường than đau liên tục, kéo dài, đau dữ dội hơn, toàn thân mệt mỏi. Vị trí đau thường được mô tả là từ trong xương ra, nằm gần nơi khối u phát triển.

Trẻ thường miêu tả cơn đau tăng dần lên, không thuyên giảm khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc giảm đau nhẹ. Cơn đau cũng làm gián đoạn giấc ngủ khiến trẻ hay thức giấc nửa đêm, ngủ không ngon. Thậm chí, cảm giác đau có thể dữ dội hơn vào ban đêm.

Tùy vào vị trí khối u, trẻ sẽ cảm thấy đau hơn khi làm một số hoạt động nhất định. Nếu khối u nằm ở xương chân, trẻ có thể đi khập khiễng.

Sưng hay thấy khối u

Một dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em khác là khối u có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường hoặc sưng mềm ở vị trí đau. Khối u nằm ở ngực hay xương chậu thường không được để ý cho đến khi nó phát triển lớn hơn.

Khi chạm vào khu vực bị sưng hay u thường cảm thấy ấm nóng. Các khối u kèm theo đau thường thấy ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi (khu vực đầu gối), vị trí ít gặp hơn ở đầu trên xương cánh tay, tổn thương xương dẹt như xương chậu, xương bả vai.

Các dấu hiệu và triệu chứng khác

Ung thư xương ở trẻ em cũng có thể biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng khác như:

  • Khó cử động ở cánh tay hoặc chân có khối u ác tính
  • Bị gãy xương mà không rõ nguyên do
  • Sốt không rõ nguyên nhân
  • Mệt mỏi toàn thân
  • Sụt cân
  • Teo cơ

Khi thấy trẻ thường xuyên kêu đau ở một vị trí kèm theo các triệu chứng như trên, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt.

Mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư xương ở trẻ em

Những người bị ung thư xương chưa di căn có tỷ lệ sống thêm 5 năm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh khá cao, ước tính khoảng 60–78%. Khi ung thư xương di căn đến các bộ phận xa của cơ thể, tỷ lệ sống thêm 5 năm này giảm xuống còn khoảng 20–30%. Ung thư xương ở trẻ em dưới 12 tuổi chưa bị di căn cũng có tiên lượng sống tương tự như thanh thiếu niên và người trưởng thành.

Tiên lượng ở từng trường hợp sẽ khác nhau, tùy vào vị trí khối u bắt đầu hay di căn. Một đứa trẻ có khối u di căn đến xương cánh tay hay chân thường có tiên lượng tốt hơn trẻ mắc bệnh ở xương sườn, bả vai, cột sống hay xương chậu. Các số liệu trên chỉ là ước tính tương đối và bác sĩ sẽ đánh giá tiên lượng cho từng trẻ mắc bệnh dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.

Nhiều gia đình đã vô cùng hối hận khi chủ quan nghĩ rằng cơn đau ở trẻ chỉ do nghịch ngợm, ham chơi mà không hề biết đến đến căn bệnh ung thư xương. Đến khi bệnh đã tiến triển nặng thì lúc này trẻ có thể phải đoạn chi, hóa trị nhưng vẫn di căn và đem đến kết quả đau lòng.

Tốc độ di căn của ung thư xương thường nhanh hơn các loại ung thư khác. Do đó, các bậc cha mẹ nên chú ý mỗi khi con thường xuyên kêu đau nhức tay chân, đặc biệt khi nhận thấy những u, sưng đau bất thường trên cơ thể vì đó có thể là dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm nếu có bệnh.

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328