back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Nhận biết triệu chứng, điều trị sớm tránh tái phát • Bệnh lý

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Viêm họng là một tình trạng rất phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể bị ít nhất một lần trong đời. Nhận biết các dấu hiệu viêm họng sớm có thể giúp bạn mau khỏi hơn, tránh để bệnh trở thành mạn tính, tái đi tái lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và làm thế nào để điều trị viêm họng hiệu quả? Mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Tìm hiểu chung

Viêm họng là gì?

Viêm họng là một bệnh về họng phổ biến ở mọi đối tượng, đặc trưng bởi các triệu chứng điển hình như sốt đau họng, có thể gây ngứa cổ họng và khó nuốt. Bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa hoặc vào mùa lạnh. 

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây viêm họng là gì?

Nhiễm virus là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất, thường là do:

  • Rhinovirus, coronavirus hoặc human parainfluenza (HPIV)
  • Adenovirus: Ngoài cảm lạnh còn có thể gây viêm kết mạc (đau mắt đỏ)
  • Influenza virus (virus cúm)
  • Virus Epstein-Barr gây bệnh bạch cầu đơn nhân, có thể gây ra các triệu chứng giống bệnh cúm. Virus thường lây qua nước bọt do đó nhiều người có thể mắc bệnh khi dùng chung đồ dùng hoặc đứng gần khi người bệnh ho hay hắt hơi. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến thanh thiếu niên và người trẻ tuổi.
  • Nhiễm khuẩn cũng có thể gây đau họng, mặc dù ít phổ biến hơn.Vi khuẩn Streptococcus nhóm A thường là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh viêm họng ở trẻ em. Tình trạng này còn được gọi là viêm họng liên cầu khuẩn.

    Các vi khuẩn khác cũng có thể gây đau họng là:

    • Streptococcus nhóm C và G
    • Vi khuẩn chlamydia
    • Neisseria gonorrhoeae (gây bệnh lậu)
    • Mycoplasma pneumoniae

    Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm họng của một người bao gồm:

    • Có tiền sử dị ứng
    • Có tiền sử viêm xoang thường xuyên
    • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc

    Những tình trạng tương tự khác

    Tình trạng viêm ở cổ họng rất phổ biến và có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe khác, ví dụ như:

    Viêm thanh quản

    Nguyên nhân viêm thanh quản chủ yếu do căng dây thanh âm khi la hét hoặc nói quá nhiều. Ngoài ra, tình trạng này cũng có khả năng xảy ra do:

    • Dị ứng
    • Trào ngược axit dạ dày
    • Nhiễm virus
    • Nhiễm khuẩn

    Viêm amidan

    Amidan là tập hợp các mô nằm ở hai bên hầu họng. Viêm amidan là kết quả của nhiễm virus hoặc vi khuẩn, đặc biệt là khuẩn Streptococcus nhóm A.

    Viêm amidan hiếm khi nghiêm trọng và thường tự khỏi hoặc khi dùng kháng sinh đường uống trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt amidan nếu tình trạng này kéo dài hoặc tiếp tục tái phát.

    Triệu chứng viêm amidan và viêm họng là tương tự nhau:

    • Đau họng
    • Amidan đỏ và sưng
    • Có các nốt trắng hoặc vàng trên amidan
    • Khó nuốt
    • Đau bụng
    • Đau đầu
    • Cứng cổ

    Loét họng

    Loét có thể hình thành trên cổ họng, dây thanh âm hoặc ống dẫn tiêu hóa. Nguyên nhân gây loét họng bao gồm:

    • Nhiễm virus hoặc vi khuẩn
    • Tổn thương mô lót họng
    • Hóa trị
    • Axit dạ dày do nôn hoặc trào ngược axit

    Tương tự, triệu chứng loét họng thường gồm:

    Viêm họng có lây không?

    Vì tác nhân gây bệnh chủ yếu là do vi khuẩn và virus nên bệnh rất dễ lây lan. Các vi trùng thường sinh sống trong mũi và cổ họng của người bệnh. Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, dịch tiết chứa vi trùng sẽ bắn vào không khí, làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho người khác nếu họ:

    • Hít phải những dịch tiết này
    • Chạm vào những đồ vật có dịch tiết này và đưa tay lên mắt, mũi, miệng
    • Ăn hoặc uống đồ đã nhiễm bẩn

    Đối với nguyên nhân do nhiễm virus, người bệnh thường hồi phục sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, do có thời gian ủ bệnh, người bệnh nhiều khả năng đã bị nhiễm virus trước khi các triệu chứng xuất hiện.

    Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

    Triệu chứng viêm họng là gì?

    Các triệu chứng viêm họng thường đa dạng, phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra.

    Cảm lạnh hoặc cúm:

    • Đau họng
    • Ngứa rát họng
    • Khô họng
    • Hắt xì liên tục
    • Sổ mũi
    • Đau đầu, ho
    • Mệt mỏi
    • Nhức mỏi cơ thể
    • Ớn lạnh
    • Sốt (cảm lạnh thường sốt nhẹ, cảm cúm sẽ sốt cao hơn)

    Bệnh bạch cầu đơn nhân:

    • Đau họng
    • Sưng hạch bạch huyết
    • Mệt mỏi cực độ
    • Sốt
    • Đau cơ
    • Khó chịu
    • Ăn mất ngon
    • Phát ban

    Viêm họng liên cầu khuẩn:

    • Khó nuốt
    • Cổ họng tấy đỏ với các mảng trắng hoặc xám
    • Sưng hạch bạch huyết
    • Sốt
    • Ớn lạnh
    • Ăn mất ngon
    • Buồn nôn
    • Có vị lạ trong miệng
    • Khó chịu

    Thời gian lây nhiễm bệnh sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nếu nhiễm virus, bạn có khả năng là nguồn phát tán bệnh cho đến khi hết sốt. Nếu mắc liên cầu khuẩn, bạn có thể truyền vi khuẩn từ khi nhiễm bệnh cho đến 24 giờ sau khi dùng thuốc kháng sinh trị viêm họng.

    Cảm lạnh thường kéo dài đến 10 ngày. Các triệu chứng bệnh, như sốt, có thể đạt đỉnh điểm trong 3-5 ngày.

    Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

    Bạn nên đi khám ngay nếu:

    • Các triệu chứng đau họng sốt kéo dài hơn 10 ngày
    • Cực kỳ đau hoặc khó nuốt
    • Khó thở
    • Phát ban

    Biến chứng

    Viêm họng có nguy hiểm không?

    Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, chẳng hạn như:

    Chẩn đoán bệnh

    Kỹ thuật chẩn đoán viêm họng

    Khám sức khỏe tổng quát

    Nếu bạn gặp phải triệu chứng được đề cập như trên, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ họng và tìm xem có các mảng trắng hay xám, sưng và đỏ không. Để kiểm tra sưng hạch bạch huyết, bác sĩ sẽ chạm vào hai bên cổ, dưới dái tai.

    Nuôi cấy mẫu mô

    Nếu nghi ngờ bạn bị viêm họng liên cầu khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định tiến hành quết mẫu dịch tiết từ cổ họng. Xét nghiệm này sẽ cho kết quả trong vòng vài phút nếu dương tính với liên cầu khuẩn. Trong một số trường hợp, mẫu dịch sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra thêm và kết quả thường có sau 24 giờ.

    Xét nghiệm máu

    Nếu bác sĩ nghi ngờ một nguyên nhân khác gây ra viêm họng, bạn có thể cần làm xét nghiệm máu, thường để xác định bệnh bạch cầu đơn nhân. 

    Điều trị hiệu quả

    Những phương pháp giúp chữa viêm họng

    Dùng thuốc

    Nếu bị viêm họng do virus (cúm), bạn không thể dùng kháng sinh nhưng bệnh thường tự khỏi trong vòng 5-7 ngày. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc dùng thuốc kháng virus. 

    Kháng sinh chỉ dùng trong các trường hợp đau họng do:

    • Liên cầu khuẩn
    • Vi khuẩn chlamydia hoặc lậu

    Biện pháp trị viêm họng tại nhà

    Một số cách trị viêm họng do virus tại nhà mà bạn có thể áp dụng là:

    • Uống nhiều nước để tránh mất nước
    • Ưu tiên uống nước ấm, tránh các món lạnh
    • Súc miệng bằng nước muối ấm
    • Sử dụng máy tạo độ ẩm
    • Nghỉ ngơi cho đến khi bạn thấy khỏe hơn

    Để giảm đau và hạ sốt, bạn có thể dùng các thuốc giảm đau không kê đơn, như paracetamol hoặc ibuprofen. Kẹo ngậm trị đau họng cũng có thể giúp làm dịu cổ họng đang đau đớn.

    Phòng ngừa

    Làm thế nào để phòng ngừa viêm họng?

    Một số biện pháp có thể giúp bạn phòng ngừa tình trạng khó chịu này là:

    • Tránh dùng chung đồ ăn, thức uống và dụng cụ ăn uống với người khác
    • Tránh đến gần người bị bệnh
    • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi ho hoặc hắt hơi
    • Sử dụng nước rửa tay chứa cồn hoặc rửa bằng xà phòng và nước
    • Tránh hút thuốc và hít khói thuốc lá

    Nguồn tham khảo

    Zalo 1: 0832 807 555

    Zalo 2: 098 361 3328