back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Những điều bạn cần biết • DIEPHM

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Dị ứng là phản ứng do hệ miễn dịch gây ra khi tấn công các chất gây dị ứng (dị nguyên) có trong môi trường. Có rất nhiều dạng dị ứng khác nhau, trong đó dị ứng với động vật và côn trùng là tình trạng phổ biến ở mọi đối tượng.

Bài viết sau sẽ giúp bạn nhận biết dị ứng với động vật và côn trùng cũng như khi nào tình trạng dị ứng cần can thiệp y tế.

Dị ứng với động vật

Khái niệm

Nếu mắt bạn chảy nước và mũi liên tục hắt hơi sau khi tiếp xúc gần một loài vật có lông (như chó mèo) thì rất có thể bạn đang bị dị ứng động vật, hay chính xác hơn là tình trạng dị ứng với vảy da chết và nước bọt của động vật có trên lông chúng. 

Lông động vật cực kỳ nhỏ và nhẹ nên có thể tồn tại trong không khí hàng giờ, gây ra các triệu chứng dị ứng kéo dài dù bạn không còn ở gần nguồn dị nguyên. Lông thú cũng có thể dễ dàng lọt vào mắt hoặc mũi, thậm chí còn đủ nhỏ để bị hít vào phổi. Bên cạnh đó, lông thú thường bám lại trên đồ nội thất như thảm, nệm, khăn hay quần áo. Những người nuôi thú cưng hay chăm sóc thú có thể vô tình mang theo dị nguyên này và gây dị ứng cho người tiếp xúc gần với họ.

Dị ứng với động vật có lông được xem là một yếu tố nguy cơ tiến triển bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng). Có gần 30% người bị hen suyễn đã từng lên cơn hen do dị ứng lông mèo gây ra. 

Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng phổ biến của dị ứng động vật bao gồm:

Dị ứng lông thú trong thời gian dài cũng có thể gây chàm thể tạng (viêm da cơ địa) với triệu chứng chính là ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, da cũng trở nên khô, hay nổi mẩn đỏ và viêm.

Có phải tất cả dị ứng động vật đều như nhau?

Câu trả lời cho câu hỏi “Tôi có bị dị ứng động vật không?” không đơn thuần chỉ là “có” hoặc “không”. Phản ứng dị ứng do động vật có thể khác nhau và phụ thuộc vào loại động vật cũng như loại protein cụ thể gây ra phản ứng. 

Xét nghiệm kháng thể IgE ở lông động vật có thể giúp bác sĩ xác định các protein này. Nhờ đó, bạn có thể biết chính xác loại protein nào trong động vật gây ra phản ứng dị ứng cũng như nguy cơ mắc phản ứng nghiêm trọng liên quan đến loại protein đó.

Đây cũng là lý do vì sao một số người có thể chỉ dị ứng lông mèo (chỉ có kháng thể IgE đặc hiệu với vảy da trên lông mèo) trong khi người khác vừa dị ứng lông mèo, dị ứng lông chó và các loại dị ứng khác vì họ có nhiều loại kháng thể IgE hơn.

Bạn không nhất thiết phải ngừng nuôi thú cưng nếu bị dị ứng lông thú. Tuy nhiên, tình trạng dị ứng nào cũng có xu hướng nghiêm trọng hơn theo thời gian (lần dị ứng sau sẽ nặng hơn lần trước) nên bạn cần kiểm soát việc tiếp xúc với dị nguyên trước khi đạt đến ngưỡng triệu chứng – thời điểm bắt đầu xuất hiện các triệu chứng dị ứng.

Dị ứng côn trùng

Khái niệm

Dị ứng côn trùng thường do chạm vào bộ phận hoặc dịch tiết của côn trùng có mang độc tố, chẳng hạn như một số loài bọ xít, sâu róm. Ngoài ra, vết đốt của côn trùng cũng có thể gây dị ứng. Đối với hầu hết mọi người, vết côn trùng cắn không gây ra bất kỳ vấn đề nào nghiêm trọng ngoài cảm giác đau nhức hay kích ứng da trong quãng thời gian ngắn. Tuy nhiên, một số người có thể bị phản ứng dị ứng rất nguy hiểm. 

Phản ứng dị ứng côn trùng đốt có thể khác nhau ở mỗi người và không may là không có cách nào để biết bạn có bị dị ứng côn trùng hay không cho đến khi đã bị đốt. Sau lần đốt đầu tiên thường không có phản ứng dị ứng nguy hiểm. Tuy nhiên, ở những vết đốt tiếp theo, phản ứng dị ứng có thể xảy ra, đôi khi dẫn đến sốc phản vệ.

Triệu chứng thường gặp

Hầu hết những người bị côn trùng đốt sẽ cảm thấy hơi đau hoặc khó chịu, vùng da xung quanh vết cắn thường chuyển sang màu đỏ và da sưng lên. Tất cả những tình trạng này không quá nguy hiểm và thường có thể điều trị bằng kem bôi không kê toa.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, da có thể nổi mụn nước, mưng mủ. Các triệu chứng khác của phản ứng dị ứng côn trùng thường xảy ra trong vòng 10 phút sau khi bị đốt hay tiếp xúc với côn trùng, có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

Bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế nếu:

  • Vết đốt có dấu hiệu viêm, nhiễm trùng (gây sốt)
  • Vết đốt vẫn còn ngòi của côn trùng mà bạn không thể gỡ ra
  • Những vùng da khác phát ban, nổi mề đay sau khi bị đốt
  • Bị đốt vào vùng họng, miệng

Vào mùa sâu, gió có thể làm khuếch tán lông gai của sâu vào trong không khí, dễ dính vào quần áo hoặc găng tay. Do vậy, bạn có thể bị ngứa da dù chưa sờ chạm, thậm chí chưa nhìn thấy sâu.

Bạn cần cẩn thận với loại côn trùng nào?

Dị ứng côn trùng đốt phổ biến thường do ong gây ra, đặc biệt là ong bắp cày vì bản tính hung dữ và hay tấn công con người. Trong khi đó, vết đốt của hầu hết các loại côn trùng khác (muỗi, bọ chét, rệp…) tuy khó chịu nhưng thường ít gây ra các phản ứng dị ứng. 

Bạn có nhiều nguy cơ bị dị ứng với vết đốt của ong nếu từng dị ứng với thức ăn, phấn hoa hoặc các chất khác.

Để tránh côn trùng cắn, bạn hãy lưu ý:

  • Không nên di chuyển đột ngột khi vào khu vực có tổ ong 
  • Tránh mặc quần áo sáng màu hoặc in hoa khi đến nơi nhiều cây, bụi rậm
  • Đi giày và mang tất, tránh để lộ da khi ra ngoài trời
  • Không dùng nước hoa và mỹ phẩm có mùi thơm nồng
  • Cẩn thận khi đi dã ngoại hay cắm trại qua đêm
  • Sử dụng thuốc chống côn trùng để bảo vệ thêm

Nếu có tiền sử dị ứng với động vật và côn trùng, biện pháp tốt nhất vẫn là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Trong trường hợp bất khả kháng, bạn cần được điều trị dị ứng đúng cách dựa trên tiền sử bệnh, kết quả xét nghiệm dị ứng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Thông thường, bạn có thể dùng thuốc hoặc điều trị bằng liệu pháp giải mẫn cảm.

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328