back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Những điều bạn cần biết • Hello Bacsi

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Nhồi máu cơ tim là bệnh lý tim mạch cấp tính vô cùng nguy hiểm. Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 trường hợp tử vong do bệnh tim mạch, trong đó 85% là nhồi máu cơ tim và đột quỵ [1]. Hiện bệnh có xu hướng trẻ hóa và làm tăng gánh nặng cho hệ thống y tế. Không những vậy, sau điều trị nhồi máu cơ tim, người bệnh vẫn phải đối mặt với một số nguy cơ về sau như mắc nhồi máu cơ tim tái phát, rối loạn nhịp tim, đột quỵ nhồi máu não và bệnh động mạch ngoại biên (PAD) [2], [3].

Nhồi máu cơ tim là tình trạng xảy ra do thiếu máu đến cơ tim. Việc thiếu máu đến cơ tim có thể do nhiều yếu tố khác nhau nhưng thường liên quan đến tắc nghẽn ở một hoặc nhiều động mạch của tim. Điều này thường xảy ra nhất do mảng bám tích tụ bên trong động mạch (tương tự như việc đổ dầu mỡ xuống bồn rửa nhà bếp có thể làm tắc nghẽn hệ thống ống nước trong nhà của bạn). Sự tích tụ đó được gọi là xơ vữa động mạch. Đôi khi, mảng bám tích tụ bên trong động mạch vành nuôi cơ tim có thể bị nứt vỡ, hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu, từ đó gây ra cơn nhồi máu cơ tim [2], [5]. 

Theo các Y văn, trung bình mỗi 5 người trên 45 tuổi thì có 1 người tái phát cơn nhồi máu cơ tim thứ hai trong vòng 5 năm. Điều này chứng tỏ các phác đồ điều trị nhồi máu cơ tim cấp tính và kiểm soát lâu dài là rất quan trọng để giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng cũng tái phát bệnh về sau [4].

Vậy điều trị nhồi máu cơ tim như thế nào? Sau điều trị nhồi máu cơ tim được ra viện, người bệnh cần lưu ý gì? Mời bạn cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau.

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim

Điều trị nhồi máu cơ tim giai đoạn cấp sẽ tập trung vào việc khôi phục lưu lượng máu đến vùng cơ tim bị ảnh hưởng càng sớm càng tốt bằng nhiều phương pháp từ dùng thuốc, can thiệp qua da cho đến phẫu thuật [2].

Tái thông động mạch vành bị hẹp

Tái thông động mạch vành đề cập đến một nhóm các phương pháp điều trị y tế bao gồm những phương pháp ít xâm lấn và cả phẫu thuật, nhằm nhanh chóng khôi phục lưu lượng máu đến các bộ phận của tim khi dòng máu bị hạn chế hoặc bị tắc nghẽn [6], như: 

  • Can thiệp động mạch vành qua da: Thủ thuật này có thể kéo dài từ 30-120 phút. Bác sĩ sẽ đưa một ống thông rỗng, chuyên dụng vào động mạch ở cổ tay hoặc đùi và hướng ống thông vào tim. Sau đó, các công cụ, được sử dụng cho từng phương pháp khác nhau tùy vào từng trường hợp nhằm khôi phục lượng máu cho tim, sẽ lần lượt được đưa vào theo con đường này và theo chỉ dẫn dưới màn hình soi huỳnh quang. Chẳng hạn, với kỹ thuật nong mạch vành bằng cách bơm bóng, bác sĩ sẽ đặt một quả bóng vào đầu ống thông, đưa đến vị trí bị tắc của động mạch và bơm phồng bóng lên để nới rộng lòng mạch tại khu vực này. Tiếp theo, bóng sẽ được làm xẹp xuống và rút ra; kết quả là dòng máu nuôi tim có thể lưu thông trở lại. Đối với trường hợp đặt stent, bác sĩ sẽ đặt vào lòng mạch một khung đỡ cùng lúc với bơm bóng. Khi bóng và dụng cụ được rút ra, khung đỡ vẫn còn ở lại tại lòng mạch để giúp cho khu vực bị thu hẹp của động mạch được thông thoáng một cách cố định và vững chắc hơn [6]. 
  • Phẫu thuật làm cầu nối chủ-vành: Đây là phẫu thuật mà bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn mạch máu bình thường trong cơ thể, có thể từ tĩnh mạch chân, cánh tay hoặc động mạch ngực trong; sau đó sử dụng kỹ thuật mổ mở lồng ngực hoặc phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hỗ trợ bởi robot để tiếp cận tim và tạo một đường vòng bắc cầu qua phần đoạn mạch bị hẹp để phục hồi và duy trì lưu lượng máu đến các vùng bị hạn chế ở tim [6].

Tuy nhiên, sau phẫu thuật, bạn vẫn sẽ vẫn cần phải dùng thuốc để kiểm soát các biến chứng cũng như giảm thiểu nguy cơ tái phát nhồi máu cơ tim trong tương lai [17].

Thuốc điều trị nhồi máu cơ tim

Bên cạnh các biện pháp tái thông mạch vành, người bệnh nhồi máu cơ tim cũng có thể được điều trị bằng nội khoa [2]. Bác sĩ có thể chỉ định nhiều loại thuốc khác nhau tùy theo tình trạng của người bệnh nhằm làm giảm các triệu chứng, nguy cơ biến chứng cũng như giảm thiểu khả năng tái phát trong tương lai [8], [9]. Một số loại thuốc điều trị nhồi máu cơ tim gồm [10]:

  • Thuốc chống đông
  • Thuốc kháng kết tập tiểu cầu
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE inhibitor)
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARB) 
  • Thuốc ức chế thụ thể angiotensin-neprilysin (ARNI)
  • Thuốc chẹn beta
  • Thuốc chẹn canxi
  • Thuốc kiểm soát chỉ số cholesterol

Trong các nhóm thuốc ở trên, thuốc chống kết tập tiểu cầu là nhóm thuốc quan trọng được chỉ định để ngăn ngừa nguy cơ tái hình thành cục máu đông lâu dài cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Đây là nhóm thuốc giúp hạn chế sự hình thành cục máu đông bằng cách ngăn chặn các tiểu cầu kết dính với nhau. Cục máu đông có thể làm tắc nghẽn các động mạch và ngăn chặn dòng máu chảy đến tim, từ đó dẫn đến nhồi máu cơ tim [11], [12].

Đối với người có tiền sử nhồi máu cơ tim, cục máu đông vẫn có khả năng tiếp tục hình thành và dẫn đến các cơn nhồi máu cơ tim khác sau này [13]. Việc sử dụng thuốc chống kết tập tiểu cầu kéo dài sẽ mang đến lợi ích đáng kể, giúp bệnh nhân ngăn ngừa nguy cơ tái hình thành cục máu đông cũng như tái phát nhồi máu cơ tim trong tương lai [12]. 

Đối với điều trị bằng thuốc, tuân thủ điều trị là điều cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, một số báo cáo lại cho thấy sau điều trị nhồi máu cơ tim 1 tháng, có đến 25-30% bệnh nhân ngừng sử dụng ít nhất một loại thuốc và mức tuân thủ điều trị giảm dần theo thời gian. Để cải thiện khả năng tuân thủ điều trị của người bệnh, việc sử dụng viên phối hợp – kết hợp 1 loại thuốc ức chế thụ thể P2Y12 (clopidogrel, ticagrelor, prasugrel…) và aspirin – có thể được chỉ định. Bởi việc này có thể giúp giảm bớt số lượng viên thuốc, qua đó cải thiện tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị hơn so với điều trị thông thường [14].

Ngoài ra, việc điều trị bằng thuốc kháng kết tập tiểu cầu cũng gây ra một số tác dụng phụ và rủi ro chảy máu khi có vết thương hở (do cơ thể kém kích hoạt cơ chế tự làm đông máu). Chính vì thế, nếu bạn đang dùng thuốc kháng tiểu cầu để điều trị nhồi máu cơ tim, hãy luôn tuân thủ đúng liều lượng, đúng thuốc bác sĩ đã kê và thường xuyên trao đổi thông tin với bác sĩ để đảm bảo việc hiệu quả điều trị [12].

Tuân thủ điều trị: Lưu ý quan trọng người bệnh cần nhớ sau điều trị nhồi máu cơ tim

Sau hồi phục, hầu hết người bệnh đều có thể quay về cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát [3]. Do đó, việc ngăn ngừa tình trạng nhồi máu cơ tim thứ phát vẫn nên là ưu tiên hàng đầu của người bệnh.

Trong đó, tuân thủ dùng thuốc về lâu dài chính là một trong những điều kiện tiên quyết giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến cố tim mạch sau nhồi máu cơ tim. Do đó, người bệnh hãy luôn [15], [16]:

  • Uống thuốc theo đúng chỉ định được bác sĩ kê trong lúc điều trị cũng như sau khi xuất viện.
  • Không tự ý gia giảm liều lượng cũng ngừng sử dụng thuốc mà không có hướng dẫn của bác sĩ vì có thể khiến tình trạng bệnh khó kiểm soát và nguy cơ tái phát cao hơn.
  • Tuân thủ lịch hẹn tái khám và thường xuyên trao đổi với bác sĩ các kết quả xét nghiệm, thông tin loại thuốc đang dùng để được tư vấn quản lý bệnh một cách lâu dài và hiệu quả.
  • Xây dựng và tuân thủ các hoạt động thay đổi lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể lực và nghỉ ngơi hợp lý. 

Trên thực tế, việc điều trị nhồi máu cơ tim không chỉ là vấn đề riêng của người bệnh mà những người thân xung quanh cũng là một yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân quản lý bệnh và tuân thủ điều trị tốt hơn. Bên cạnh đó, người bệnh hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định lựa chọn phương pháp nào để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả trong và sau điều trị được tốt hơn nhé!

Để hiểu về các dấu hiệu nhận biết và các phương pháp, hướng dẫn chăm sóc sau nhồi máu cơ tim, bạn có thể tham khảo thêm thông tin mà Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Lý – Phó Giám đốc TT Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ ở video sau:

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328