Nâng mũi kiêng ăn gì đang là câu hỏi của nhiều người sau khi nâng mũi làm đẹp. Bởi việc chăm sóc và chế độ ăn uống luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục.
Cùng tìm hiểu nâng mũi kiêng ăn gì và nên ăn gì để thúc đẩy quá trình lành vết thương qua bài viết dưới đây!
Nâng mũi kiêng ăn gì?
Sau khi phẫu thuật nâng mũi, bạn cần lưu ý nâng mũi kiêng ăn gì như:
- Rượu: Rượu làm chậm quá trình phục hồi và có thể khiến phần mới nâng mũi bị sưng tấy nặng hơn. Hơn nữa, rượu bia còn gây tương tác có hại với thuốc mê. Bạn nên tránh uống rượu cho đến khi hết sưng vùng mũi hoàn toàn
- Thức ăn cay: Trong 24 giờ đầu sau khi gây mê, thức ăn cay có thể gây buồn nôn. Tốt nhất là bạn nên đợi ít nhất một tuần trước khi ăn cay trở lại.
- Thực phẩm giàu natri (muối): Nâng mũi kiêng ăn gì thì muối cũng là đầu bảng. Theo nhiều nghiên cứu y khoa, ăn mặn có thể gây sưng tấy và làm chậm quá trình lành vết thương. Để phục hồi nhanh chóng, tốt nhất bạn nên ăn nhạt trong một thời gian.
- Hút thuốc: Hút thuốc có thể gây tổn thương cho vùng cổ họng và mũi, đặc biệt sau khi phẫu thuật, bao gồm cả thuốc lá điện tử. Nếu bạn khó cai được thuốc lá, hãy tham khảo bác sĩ các lựa chọn khác để thay thế
- Thức ăn khó nhai: Làm mũi kiêng gì? Thức ăn cứng, dai hoặc giòn có thể gây khó chịu hoặc tổn thương vùng mũi trong giai đoạn hồi phục.
Bạn có thể ăn những món này trở lại khi đã phục hồi hoàn toàn. Nếu mũi khó chịu hoặc bắt đầu sưng trở lại, hãy xem lại danh sách “nâng mũi kiêng ăn gì” ở trên và hạn chế thêm một thời gian nữa nhé!
>>>Tìm hiểu thêm: Cách tự chăm sóc sau nâng mũi đảm bảo an toàn và kết quả thẫm mỹ
Nâng mũi nên ăn gì?
Ngoài nâng mũi kiêng ăn gì, bạn cũng nên bổ sung một số thực phẩm tốt cho quá trình hồi phục và chữa lành vết thương như:
1. Nước: uống đủ nước giúp cơ thể loại bỏ tốt chất thải (bao gồm cả thuốc phẫu thuật), ổn định huyết áp. Trước ngày tiến hành nâng mũi, bạn nên uống đủ 1.5-2 lít nước mỗi ngày và duy trì sau đó.
2. Vitamin C: thúc đẩy sự hình thành collagen để tăng tốc độ phục hồi da, cải thiện chức năng miễn dịch, chống oxy hóa, ngăn chặn tác hại của các gốc tự do. Vitamin C cần được bổ sung liên tục, vì nó tan trong nước và cơ thể sẽ đào thải phần còn dư ra ngoài theo nước tiểu chứ không tích lũy. Vì vậy bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt, kiwi, xoài, bông cải xanh và khoai tây,…
3. Vitamin A: thúc đẩy quá trình hình thành biểu mô và xương, tăng tốc độ tái tạo và phục hồi mô bị thương, tăng cường miễn dịch. Bạn có thể bổ sung các nguồn thực phẩm giàu vitamin A như khoai mỡ, cà rốt, bí và ớt chuông, ăn kết hợp cùng với chất béo để tăng khả năng hấp thu.
>>> Tham khảo thêm: Bạn biết gì về phẫu thuật nâng mũi?
4. Chất đạm: cần để xây dựng lại các mô cơ thể bị tổn thương sau phẫu thuật. Nếu mới nâng mũi, bạn nên ăn thêm những thực phẩm giàu đạm như hạnh nhân, đậu phụ, thịt gà, thịt lợn và hải sản. Ngoài ra, đồ uống whey protein cũng là một nguồn protein tốt.
5. Kẽm: giúp cơ thể tổng hợp protein và thúc đẩy tăng sinh collagen. Vì vậy, đây là khoáng chất quan trọng giúp vết thương mau lành. Hãy bổ sung từ 15 đến 50 mg mỗi ngày.
6. Chất xơ: Thông thường sau mỗi phẫu thuật, nhu động ruột sẽ thay đổi và có thể khiến bạn bị táo bón, vậy nên hãy bổ sung thêm chất xơ mỗi ngày. Bạn có thể tìm kiếm chất xơ qua các loại rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên cám… để bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình.
7. Thức ăn mềm: Nâng mũi bao lâu thì ăn uống bình thường trở lại hay nâng mũi kiêng ăn bao lâu thì thời gian này nên là 7 ngày.
Trong 7 ngày đầu tiên sau khi nâng mũi, bạn nên ưu tiên thức ăn mềm, dễ nhai như cháo, khoai tây nghiền, bột yến mạch, súp, sữa chua,… để tránh tác động và làm tổn thương vùng mũi.
Những lưu ý sau khi nâng mũi
Bên cạnh, nâng mũi kiêng ăn gì bạn nên lưu ý thêm chế độ nghỉ ngơi và các hoạt động sinh hoạt để đạt được được kết quả như mong muốn như:
- Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ sẽ giúp bạn sớm phục hồi. Ngoài ra, bạn nên kê cao đầu khi ngủ trong vài ngày sau phẫu thuật
- Cố gắng đi bộ mỗi ngày: Bạn có thể vận động nhẹ nhàng và bắt đầu bằng cách đi bộ nhiều hơn một chút so với ngày hôm trước
- Tránh các hoạt động mạnh: Tránh các hoạt động như đạp xe, chạy bộ, nâng tạ, đi bơi hoặc tập aerobic trong 2 đến 3 tuần, cho đến khi bác sĩ cho phép
- Chăm sóc mũi: Không xì mũi ít nhất 1 tuần sau phẫu thuật. Nếu cần hắt hơi hãy mở miệng để tránh tác động vào mũi. Bạn có thể lau mũi nhẹ nhàng bằng khăn giấy
- Không động chạm hay ngoáy mũi trong 8 tuần
- Tránh ánh sáng mặt trời: Sử dụng kem chống nắng và đội mũ có vành để tránh bị cháy nắng
- Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Không đi bơi: trong vòng 1 tuần.
>>> Tham khảo thêm: Tiêm filler mũi – Phương pháp nâng mũi không phẫu thuật
Hy vọng bạn đọc đã tìm được thông tin hữu ích nâng mũi kiêng ăn gì qua bài viết trên. Hãy lưu ý về chế độ ăn uống trong giai đoạn chăm sóc và phục hồi để đạt được kết quả như mong muốn!