back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Những điều cần biết Sức khỏe

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Kỹ thuật đặt sonde dạ dày là phương pháp được áp dụng để nuôi ăn đối với những bệnh nhân không thể tự dung nạp thức ăn bằng đường miệng vì lý do tai nạn hoặc mắc bệnh lý nào đó. Ngoài ra, đây còn là cách hỗ trợ chẩn đoán điều trị bệnh.

Bạn phải dùng sonde dạ dày trong bao lâu? Câu trả lời là tùy thuộc vào lý do mà bạn cần đến một ống dẫn để nạp dinh dưỡng cho cơ thể, việc đặt sonde dạ dày có thể kéo dài trong vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là cả đời. Bài viết sau của Sức khỏe sẽ cung cấp thông tin tổng quan về kỹ thuật này để bạn tham khảo.

Tìm hiểu chung

Kỹ thuật đặt sonde dạ dày là gì? Các loại sonde dạ dày

Đặt sonde dạ dày là kỹ thuật đưa một ống thông vào dạ dày người bệnh. Các loại sonde dạ dày bao gồm:

  • Đặt ống dẫn thông qua đường mũi để đến dạ dày.
  • Đặt ống dẫn thông qua đường miệng để đến dạ dày. Kỹ thuật này ít phổ biến hơn do có nhiều bất lợi như bệnh nhân như dễ cắn ống dẫn, không nói chuyện được… Thường nó chỉ được sử dụng nếu mũi bệnh nhân bị tổn thương hoặc chỉ cắm ống tạm thời trong thời gian ngắn.

Chỉ định đặt ống thông dạ dày trong các trường hợp nào?

Sonde dạ dày thường được bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp như:

  • Nuôi ăn bệnh nhân hôn mê, co giật, trẻ sinh non (do phản xạ mút, nuốt kém).
  • Bệnh nhân dị dạng đường tiêu hóa bẩm sinh và nghiêm trọng đến mức ăn bằng đường miệng sẽ dẫn đến nguy cơ suy hô hấp hoặc ngạt thở.
  • Đặt sonde để rửa dạ dày của bệnh nhân ngộ độc cấp đường tiêu hóa (uống quá liều thuốc ngủ, uống thuốc bảo vệ thực vật,…). 
  • Đối với bệnh nhân bị tắc ruột, liệt ruột cơ năng… hoặc sau phẫu thuật đường tiêu hóa, đặt sonde dạ dày giúp dẫn lưu dịch dạ dày và giảm áp lực trong ống tiêu hóa.
  • Theo dõi tình trạng chảy máu tiêu hóa, sự tái phát của chảy máu dạ dày.
  • Lấy dịch dạ dày làm xét nghiệm.

Thận trọng

Những điều bạn cần biết trước khi đặt sonde dạ dày

Một số đối tượng không nên đặt sonde dạ dày bao gồm:

  • Nghi ngờ có thủng dạ dày.
  • Tổn thương nghiêm trọng ở mặt hoặc gãy xương nền sọ, áp xe thành họng.
  • Tổn thương thực quản: u, dò, teo thực quản hoặc bỏng thực quản do axit hoặc kiềm mạnh.
  • Co thắt, hẹp thực quản do khối u, dị vật hoặc phình các động tĩnh mạch ở thực quản.

Đặt sonde dạ dày có nguy hiểm không?

Tai biến khi đặt sonde dạ dày vẫn có thể xảy ra và cần được xử lý kịp thời. Gồm có:

  • Bệnh nhân nôn mửa và bị sặc: Sử dụng máy hút và đặt nội khí quản.
  • Nhịp tim chậm, ngất xỉu do kích thích dây X: Bệnh nhân cần được hồi sức cấp cứu.
  • Đặt nhầm ống dẫn vào khí quản: Khi thấy người bệnh ho, sặc, tím môi cần rút ống thông ra ngay.

Quy trình

Việc đặt sonde dạ dày có thể được thực hiện tại bệnh viện hoặc ở nhà đối với bệnh nhân cần ống dẫn thức ăn trong thời gian dài. Đây là kỹ thuật khá đặc biệt nên cần thực hiện bởi y tá hoặc điều dưỡng có kỹ năng chuyên môn. Quy trình đặt sonde dạ dày nói chung diễn ra theo 3 phần chính.

Chuẩn bị trước khi đặt ống thông dạ dày

Nhân viên điều dưỡng hoặc y tá sẽ chuẩn bị một số dụng cụ y tế cần thiết trước khi đặt sonde dạ dày cho bệnh nhân. Trong đó bao gồm:

  • Ống thông dạ dày lựa chọn loại ông và kích thước phù hợp (ống Levin thường đặt nhất, ống Faucher, ống Salem) 
  • Dầu nhờn: K – Y hoặc parafin.
  • Túi dẫn lưu ống thông dạ dày.
  • Bơm tiêm 50 ml, máy hút (nếu có)
  • Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm, giấy xét nghiệm (nếu có).
  • Ống nghe, bộ đo huyết áp.
  • Hộp thuốc xử lý sốc.
  • 2 đôi găng tay y tế, gạc vô trùng, băng dính, bát kền.

Đối với người bệnh, nếu có răng giả cần được tháo ra trước khi đặt sonde dạ dày. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân đang hôn mê hoặc có nguy cơ sặc thì cần đặt thêm nội khí quản có bóng chèn và tiến hành bơm căng bóng.

Quá trình đặt sonde dạ dày diễn ra như thế nào?

  • Đối với bệnh nhân tỉnh táo, đặt người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi. Đối với bệnh nhân đang hôn mê thì giữ ở tư thế nằm đầu thấp và mặt nghiêng về bên trái.
  • Đo độ dài của ống thông là khoảng cách từ răng đến rốn, hoặc đo từ cánh mũi tới dái tai sau đó vòng xuống mũi ức.
  • Bôi trơn đoạn 5cm đầu ống thông bằng dầu, không nên để dầu đọng trong ống vì như vậy sẽ khiến bệnh nhân bị sặc.
  • Đưa nhẹ nhàng đầu ống thông vào lỗ mũi, đẩy ống theo hướng lỗ mũi từng đoạn, yêu cầu bệnh nhân nuốt phối hợp đẩy ống để ống dễ vào thực quản. Khi ống đẩy nhẹ nhàng được tới vị trí đánh dấu thì ngưng lại
  • Kiểm tra xem sonde tới đúng dạ dày chưa. Có 3 cách: bơm 30ml khí sẽ nghe thấy thượng vị có âm thanh sùng sục, dùng kim tiêm hút dịch vị lên hoặc khi nhúng đầu ngoài ống thông vào ly nước không thấy có khí sủi lên. Trong đó, hút dịch và thử bằng giấy quỳ xem dịch rút ra có tính axit không là cách chắc chắn nhất.
  • Dùng băng dính cố định sonde, lưu ý nên chừa khoảng cách lại cho bệnh nhân cử động. Nếu ống căng quá có thể chèn ép vào cánh mũi, gây tổn thương và hoại tử. Sau đó lắp túi dẫn lưu vào đầu sonde.
  • Ghi lại hồ sơ bệnh án với những thông tin loại sonde, kích cỡ, phương pháp kiểm tra vị trí ống, sự phối hợp của bệnh nhân.

Theo dõi sau khi đặt sonde dạ dày để nuôi ăn

Ngay khi vừa thực hiện kỹ thuật, bệnh nhân có thể bị khó chịu, viêm xoang, buồn nôn, chảy máu nơi đặt ống thông. Các triệu chứng này thường mất nhanh sau đặt ống, nếu các triệu chứng kéo dài cần kiểm tra lại ống và rút ống.

  • Kiểm tra sức khỏe tổng quát: đo mạch đập, nhịp thở, huyết áp và nhiệt độ cơ thể; đồng thời kiểm tra xem bệnh nhân có bị ho, sắc hay không, tránh hít phải dịch.
  • Phải chắc chắn ống dẫn đã vào đúng vị trí mới bơm thức ăn vào dạ dày. Bơm thức ăn nhẹ nhàng và liên tục, để tránh lọt bọt khí vào ống khiến bệnh nhân sặc.
  • Thay ống mỗi 5 – 7 ngày hoặc có thể sớm hơn nếu ống bị bẩn. Nếu đặt sonde dạ dày bằng đường mũi, mỗi lần thay ống cũng nên đổi luôn cả lỗ mũi.
  • Cần theo dõi lượng thức ăn còn dư lại sau mỗi lần bơm. Nếu trên 100ml cần thông báo cho bác sĩ.
  • Nếu thấy bệnh nhân bị sặc, khó thở, tiêu chảy, ho, sốt, có máu trong phân… cần báo lại với bác sĩ.

Đặt sonde dạ dày là một thủ thuật xâm lấn cần được thực hiện bởi nhân viên y tế. Các trường hợp đặt ống nuôi ăn phải được bác sĩ chỉ định, tư vấn và theo dõi thay ống định kì, hạn chế tối thiểu các biến chứng sau đặt ống kéo dài: như viêm loét thực quản, trào ngược dạ dày thực quản, viêm phổi hít, dò thực quản,…

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328