back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Những điều cần biết Sức khỏe

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Trong một số trường hợp bất khả kháng, bạn cần phải sử dụng thuốc gây mê để phẫu thuật hay thực hiện các thủ thuật can thiệp. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc gây mê luôn là vấn đề gây lo lắng ở người bệnh.

Ngày nay, thuốc gây mê được sử dụng khá phổ biến trong phẫu thuật. Đa số chúng ta đều lo sợ sau khi sử dụng thuốc gây mê sẽ có những điều xảy ra với cơ thể mình và tác dụng phụ mà thuốc gây mê mang lại. Bạn hãy cùng Sức khỏe tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc gây mê là gì nhé!

Thuốc gây mê là thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, có tác dụng làm bạn mất ý thức, cảm giác và phản xạ. Thời gian tác dụng của thuốc gây mê phụ thuộc vào liều lượng sử dụng. Thuốc gây mê sau khi đi vào máu sẽ có những tác dụng như an thần, suy giảm ý thức, giãn cơ vận động, mất phản xạ và cảm giác cơ thể. Thuốc gây mê được đưa vào cơ thể theo đường hô hấp và đường tĩnh mạch.

Tùy vào những trường hợp ca lâm sàng khác nhau, thời gian phẫu thuật dài hay ngắn mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng liều lượng thuốc và phương pháp gây mê hợp lý, hạn chế tác dụng phụ của thuốc gây mê.

Tác dụng phụ của thuốc gây mê

Trước khi sử dụng thuốc gây mê, một trong những điều gây lo lắng nhất của người bệnh là tác dụng phụ của thuốc gây mê.

Tác dụng phụ ngắn hạn của thuốc gây mê

Hầu hết các tác dụng phụ của thuốc gây mê xảy ra ngay sau khi phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật xong, bạn sẽ từ từ thức dậy trong phòng phẫu thuật hoặc phòng hồi sức. Bạn có thể sẽ cảm thấy cơ thể lảo đảo và chóng mặt. Bạn có thể cảm thấy một số tác dụng phụ của thuốc gây mê phổ biến sau:

• Đau cơ: Các loại thuốc được sử dụng để thư giãn cơ bắp của bạn trong quá trình phẫu thuật có thể gây tình trạng đau nhức.

• Ngứa: Nếu bạn được sử dụng thuốc giảm đau opioid trong hoặc sau khi phẫu thuật, bạn có thể bị ngứa. Đây là một tác dụng phụ phổ biến của nhóm thuốc này.

• Vấn đề về bàng quang: Bạn có thể gặp khó khăn khi đi tiểu trong một thời gian ngắn sau khi gây mê toàn thân.

• Chóng mặt: Bạn có thể cảm thấy chóng mặt khi lần đầu tiên đứng dậy do tác dụng phụ của thuốc gây mê. Uống nhiều nước sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ hơn.

• Buồn nôn và ói mửa: Tác dụng phụ của thuốc gây mê phổ biến này thường xảy ra ngay sau khi thực hiện thủ thuật. Một số người có thể sẽ bị tình trạng này trong một hoặc hai ngày. Bạn có thể sử dụng thuốc chống nôn để cải thiện tình trạng.

• Khô miệng: Tác dụng phụ của thuốc gây mê có thể khiến bạn cảm thấy khô miệng khi thức dậy. Miễn là bạn không cảm thấy quá buồn nôn, bạn có thể uống chút nước để đỡ khô miệng.

• Đau họng hoặc khàn giọng: Trong quá trình phẫu thuật, các ống đặt trong cổ họng của bạn để giúp bạn thở dễ dàng hơn. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy đau họng sau khi phẫu thuật.

• Ớn lạnh và run rẩy: Trong quá trình gây mê, nhiệt độ cơ thể của bạn có thể giảm. Các bác sĩ và y tá sẽ đảm bảo nhiệt độ của bạn không giảm quá nhiều trong khi phẫu thuật. Nhưng khi thức dậy, bạn có thể cảm thấy ớn lạnh và run rẩy, điều này có thể kéo dài trong vài phút đến vài giờ.

• Cảm giác nhầm lẫn, rối loạn và choáng váng: Khi mới thức dậy, tác dụng phụ của thuốc gây mê có thể làm bạn thấy mơ hồ, uể oải và buồn ngủ. Điều này thường kéo dài chỉ trong vài giờ, nhưng đối với một số người, đặc biệt là người lớn tuổi, sự nhầm lẫn có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần.

Tác dụng phụ dài hạn của thuốc gây mê

Các tác dụng phụ dài hạn có thể bao gồm:

• Mê sảng sau phẫu thuật: Tình trạng này khiến một số người có thể trở nên bối rối, mất phương hướng hoặc gặp khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ sau khi phẫu thuật. Sự mất phương hướng này thường biến mất sau khoảng một tuần.

• Rối loạn chức năng nhận thức sau phẫu thuật (POCD): Một số người có thể gặp các vấn đề về trí nhớ hoặc các loại suy giảm nhận thức khác sau phẫu thuật. Phẫu thuật và gây mê có thể đã góp phần trong việc gây ra rối loạn nhận thức. Một số nghiên cứu cho thấy những người trên 60 tuổi có thể có nhiều khả năng mắc phải POCD hơn.

Ít ai trải qua những tác dụng phụ dài hạn của thuốc gây mê. Tuy nhiên, người lớn tuổi có nhiều khả năng gặp các tác dụng phụ của thuốc gây mê kéo dài một vài ngày.

Cách giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc gây mê

Việc sử dụng một biện pháp có thể giúp bạn giảm tác dụng phụ của thuốc gây mê, hạn chế các triệu chứng gặp phải sau phẫu thuật.

Giảm các yếu tố nguy cơ tác dụng phụ

Về cơ bản, sử dụng thuốc gây mê là an toàn. Nhưng những người lớn tuổi và người được thực hiện phẫu thuật trong thời gian dài có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ của thuốc gây mê và kết quả xấu. Nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào sau đây, bạn hãy nói với bác sĩ vì những điều kiện này có thể ảnh hưởng đến quá trình của bạn trong và sau phẫu thuật:

  • Co giật
  • Béo phì
  • Bệnh tim
  • Bệnh phổi
  • Bệnh thận
  • Dị ứng thuốc
  • Huyết áp cao
  • Bệnh tiểu đường
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Tiền sử phản ứng có hại với gây mê

Ngoài ra, bạn nên cung cấp thông tin cho bác sĩ biết nếu bạn hút thuốc lá, sử dụng rượu hay sử dụng thuốc làm loãng máu.

Sử dụng thuốc giảm tác dụng phụ của thuốc gây mê

Bác sĩ có thể sẽ dùng thuốc tiền mê giúp bạn an thần, tăng hiệu quả thuốc gây mê đồng thời tránh được các tác dụng phụ và tai biến của thuốc gây mê. Ngoài ra, bạn có thể được sử dụng thuốc gây mê cơ sở để giúp khởi mê nhanh, hỗ trợ quá trình phẫu thuật hiệu quả.

Một trong những cách tốt nhất hạn chế tác dụng phụ của thuốc gây mê là bạn hãy chia sẻ toàn bộ thông tin sức khỏe của bạn cho bác sĩ, để bác sĩ có thể quản lý sức khỏe và điều trị tác dụng phụ của thuốc gây mê một cách hiệu quả. Ngoài ra, bạn hãy tuân thủ các hướng dẫn mà bác sĩ đưa ra nhé!

Hoàng Trí HELLO BACSI

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328