back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Những lợi ích của cây hoa anh túc (thuốc phiện) đối với sức khỏe

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Cây anh túc được biết đến nhiều không chỉ qua khả năng gây nghiện mà còn bởi vẻ đẹp quyến rũ của loài hoa này. Hoa anh túc “gây nghiện” cả về sắc đẹp và thành phần trong chúng. Bài viết này sẽ giúp bạn có một góc nhìn khác về cây hoa anh túc (cây thuốc phiện) theo y khoa, hãy cùng theo dõi nhé!

Tên thường gọi: Anh túc, thuốc phiện, phù dung, á phiến, anh túc xác

Tên tiếng Anh: Opium poppy

Tên khoa học: Papaver somniferum L.

Họ: Thuốc phiện (Papaveraceae)

Tìm hiểu chung

Tổng quan về cây anh túc

Cây hoa anh túc (hay cây thuốc phiện) có nguồn gốc từ Hy Lạp, thường được trồng nhiều ở châu Á và châu Âu. Đây là loài cây thân thảo, có chiều cao từ 1 – 1,6m với tuổi thọ kéo dài khoảng 2 năm. Toàn thân có màu lục, thân mềm, mọc thẳng, rễ ở dạng phân nhánh. Lá cây có hình bầu dục, nhiều tua và mọc xung quanh thân cây.

Hoa anh túc to, mọc đơn độc ở ngọn thân và đầu cành, có màu trắng, tím hoặc đỏ vàng và thường nở vào tháng 3. Còn quả thường ra vào tháng 5, ban đầu có màu xanh nhưng càng về già thì càng có màu nâu đen.

Cách đây 30-40 năm, cây hoa anh túc được trồng nhiều bởi đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hoà Bình …Tuy nhiên, thời gian trở lại đây, chúng ta không thể bắt gặp cây hoa anh túc nữa, hoặc nếu có thì chỉ là vài cây do hạt rơi vãi. Nhựa cây hoa anh túc có tác dụng gây nghiện mạnh, sự buôn bán bừa bãi gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân và an ninh quốc gia, do đó nước ta đã nghiêm cấm trồng và sử dụng cây hoa anh túc.

Tác dụng

Tác dụng của cây anh túc đối với sức khỏe

Trong Đông y, người ta sử dụng nhựa lấy từ quả chưa chín của cây thuốc phiện để làm thuốc. Quả sau khi được lấy nhựa được gọi là anh túc xác hay cù túc xác.

Theo y học hiện đại, trong nhựa cây anh túc có chứa các thành phần như morphin, codein, narcotin, papaverin… với các tác dụng:

  • Tác dụng giảm đau: morphin và codein đều có tác dụng giảm đau mạnh, giúp nâng ngưỡng chịu đau, làm dịu cơn đau.  Tuy nhiên tác dụng giảm đau chính của nhựa anh túc là do thành phần morphin và codein chỉ có tác dụng giảm đau bằng ¼ morphin. Theo phân bậc điều trị đau của Tổ chức y tế thế giới WHO năm 1986, morphin được dùng giảm đau từ bậc 3 và là chất giảm đau cho các bệnh nhân ung thư...
  • Đối với hệ tuần hoàn: morphin có khả năng làm giãn tĩnh mạch ngoại vi, làm giải phóng histamin, gây giảm huyết áp. Vì vậy, những người bị thiếu máu, huyết áp thấp khi dùng cần phải hết sức thận trọng.
  • Đối với hệ hô hấp: morphin có thể gây ức chế mạnh cho hệ hô hấp. Nếu sử dụng liều thấp, morphin giúp ức chế các cơn đau, giảm ho, còn codein giúp long đờm và thường được sử dụng vì ít tác dụng phụ. Liều sử dụng trên hô hấp của morphin phải nhỏ hơn liều giảm đau để tránh suy hô hấp.
  • Đối với hệ tiêu hoá: Morphin dùng với liều rất thấp gây ra bón do nó làm tăng trương lực và giảm sự thúc đẩy co cơ trong thành ruột đồng thời làm giảm dịch nội tiết tiêu hóa.
  • Đối với hệ sinh dục niệu: Morphin gia tăng trương lực nơi đường tiểu và cơ bàng quang.

Y học cổ truyền cho rằng, cây hoa anh túc có vị chua, đắng, hơi chát, tính bình, có độc, quy vào các kinh phế, thận, đại trường, vị và có tác dụng thu liễm Phế khí, chỉ khái, chỉ thấu, cầm không cho đại trường ra máu, cầm tiêu chảy lâu ngày, cầm xích bạch lỵ. Hạt thuốc phiện có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh đại trường, vị, có tác dụng trị nôn, táo bón.

Tác dụng của cây hoa anh túc không thể chối bỏ. Tuy nhiên, việc sử dụng loài cây này hay chiết xuất của chúng để nghiên cứu, làm thuốc và điều trị bệnh được quản lý chặt chẽ bởi các quy định hiện hành. Bạn không được tự ý sử dụng khi không có chỉ định từ bác sĩ.

Liều dùng

Liều dùng thông thường của cây anh túc

Trước đây, các phần của cây hoa thuốc phiện thường được dùng làm thuốc với liều lượng như sau:

  • Anh túc xác (quả khô đã trích nhựa) dùng trong chữa ho lâu ngày, tiêu chảy mạn với liều 3–6g/ ngày dưới dạng thuốc sắc, hoặc tán thành bột làm hoàn, viên.
  • Nhựa anh túc (nhựa thuốc phiện) dùng giảm đau, điều trị mất ngủ, ho lâu ngày, đau bụng tiêu chảy mạn có liều dùng được tính theo hàm lượng morphin. Liều tối đa một lần là 0,02g (tính theo morphin), liều tối đa một ngày là 0,06g (tính theo morphin).
  • Hạt quả thuốc phiện dùng chữa táo bón, buồn nôn với liều dùng khoảng 10–20g.

Với quy định ở nước ta, người dân không được phép trồng các loài cây có chứa chất ma túy (như thuốc phiện, cần sa…) và hàm lượng các thành phần trong cây cũng thay đổi đa dạng nên bạn không được tự ý sử dụng chúng làm thuốc. Ngày nay, người ta sử dụng chiết xuất tinh khiết của các hoạt chất có trong cây để làm thuốc, như morphin, codein, narcotin, narcein, papaverin, thebain.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp tác dụng phụ nào khi dùng cây hoa anh túc?

Các tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng cây hoa anh túc hay chiết xuất của chúng làm thuốc gồm:

  • Nôn mửa
  • Đau dạ dày
  • Ngứa
  • Khô miệng
  • Táo bón
  • Co đồng tử
  • Ảo giác.

Ngoài ra, trong quả anh túc còn có chứa chất nhựa trắng, trong đó có chứa 10% morphin, có thể loại bỏ hiện tượng chuột rút và ức chế cơ tim. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều sẽ gây nghiện, bị ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Các thông tin trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo dựa trên các tài liệu y học. Theo các quy định hiện hành tại Việt Nam thì việc tự ý hay cố ý gieo trồng, sử dụng các cây có chứa chất ma túy như cây hoa anh túc là phạm pháp và sẽ bị xử phạt.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328