- Những nguyên nhân gây tiêu chảy cho trẻ
Tiêu chảy rất thường xảy ra, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng của mùa hè. Nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, nhưng chúng ta cần biết chính xác nguyên nhân để có biện pháp hỗ trợ và điều trị thích hợp.
1. Nhiễm trùng do vi khuẩn
Vi khuẩn – như khuẩn salmonela, khuẩn shigella, khuẩn tụ cầu, vi khuẩn E.Coli trong thịt chưa được nấu chín và một số loại thực phẩm khác, có thể rất nguy hiểm. Nhiễm trùng do vi khuẩn thì bé có thể bị tiêu chảy nghiêm trọng: có thể sốt, đau quặn bụng, mệt mỏi nhiều, chuột rút, chán ăn, bỏ ăn, có thể buồn nôn, nôn, có thể có máu trong phân. Với những triệu chứng trên hãy đưa bé đến bác sĩ. Để được kiểm tra và có thể xét nghiệm mẫu phân để phát hiện ra nhiễm trùng do vi khuẩn.
2. Nhiễm trùng tai, mũi, họng
Nguyên nhân do virus hoặc vi khuẩn cũng có thể gây ra tiêu chảy. Đau tai, đau họng, hắt hơi, sổ mũi, buồn nôn, nôn và kém ăn, kèm tiêu chảy
3. Thực vật ký sinh
Nhiễm trùng do thực vật ký sinh dẫn tới tiêu chảy. Như Giardiasis có nguyên nhân từ thực vật ký sinh sống trong ruột: với các triệu chứng tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, chuột rút. Nhiễm trùng này thường lan truyền theo nhóm được chăm sóc chung. Bé cần được bác sĩ thăm khám, điều trị y tế đặc biệt.
4. Thuốc kháng sinh
Trong và sau khi dùng thuốc kháng sinh trẻ cũng dễ bị tiêu chảy vì thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong ruột cùng với những vi khuẩn có hại. Cần báo cho bác sĩ biết để được điều chỉnh liều hoặc sử dụng thuốc, biện pháp hỗ trợ khác.
5. Thức ăn, nước uống có quá nhiều đồ ngọt
Đặc biệt là nước ép trái cây (chứa socbito và hàm lượng cao frutoza). Giảm lượng nước ép và nước uống có đường sẽ có hiệu quả trong khoảng 1 tuần.
6. Dị ứng thức ăn
Tùy từng mức độ dị ứng khác nhau: có thể đau bụng, đầy chướng bụng, tiêu chảy hay đi ngoài phân lẫn máu. Nặng hơn thì phát ban từng vùng hay toàn thân, sưng tấy mặt môi, khó thở…
Các loại thức ăn hay dị ứng: thường gặp là protein trong sữa, một số loại khác trứng, đậu phộng, đậu nành, lúa mì, cua, cá, động vật có vỏ.
7. Cơ thể không chấp nhận được (không dung nạp) thức ăn
Đây là một phản ứng bất thường có thể không liên quan đến hệ miễn dịch. Ví dụ có trẻ không chịu được uống sữa, hoặc các sản phẩm từ sữa, nên cứ uống, ăn vào là tiêu chảy hoặc đau bụng, đầy hơi, sưng tấy sau khi ăn vào khoảng từ 1/2 – 2 giờ, có nghĩa là cơ thể trẻ không sản sinh ra đủ lactaza, một loại enzim cần thiết để tiêu hóa lactose.
8. Ngộ độc
Trẻ tự nhiên bị tiêu chảy và nôn, có thể khó thở, mệt mỏi, co giật và mất phương hướng, có thể mất tri giác, hôn mê cần nghĩ ngay đến trẻ có thể nuốt phải một loại dược phẩm nào đó. Cần gọi bác sĩ hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
II. Thực phẩm giúp bé phòng ngừa bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy rất nguy hiểm đối với sức khỏe trẻ em. Khi bé tiêu chảy, ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị, dinh dưỡng phù hợp với diễn biến bệnh rất quan trọng giúp bé chóng hồi phục sức khỏe. Chúng ta cũng cần lựa chọn thực phẩm giúp hệ tiêu hóa của trẻ sớm ổn định hơn với một số thực phẩm sau:
1. Chuối
Chuối là thực phẩm tuyệt vời để ngừng tiêu chảy cho trẻ. Chuối mềm và không gây kích thích hệ tiêu hóa.
2. Ngũ cốc: Gạo, khoai tây, bánh mì, mỳ,…
Gạo là một thực phẩm chống tiêu chảy rất tốt, là thực phẩm khá nhạt, nó giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, ruột, làm giảm thiểu và chậm quá trình tiêu chảy diễn ra trong cơ thể bé.
Khoai tây luộc thường khá nhạt mà lại thơm ngon nên sẽ không gây kích thích với ruột của trẻ.
Bánh mì sẽ giúp hấp thụ thêm các axit có trong dạ dày, làm giảm tình trạng axít trong dạ dày từ đó giúp phòng ngừa hữu hiệu bệnh tiêu chảy.
Cho trẻ ăn một phần nhỏ của những mỳ sợi cũng có thể giúp ổn định dạ dày của bé.
3. Táo
Táo là một loại quả rất dễ tiêu hóa với trẻ, chúng nhiều chất xơ và cung cấp một lượng lớn nước để bù đắp cho lượng nước đã mất đi khi trẻ bị tiêu chảy.
4. Sữa chua
Nếu trẻ bị tiêu chảy do mất cân bằng vi khuẩn thì những vi khuẩn hữu ích trong sữa chua có thể giúp khôi phục sự cân bằng thích hợp này và làm giảm tình trạng tiêu chảy cho trẻ.
5. Các thực phẩm trẻ cần tránh khi bị tiêu chảy
Hạn chế các sản phẩm sữa, các chất kích thích, thực phẩm gia vị, thức ăn qúa nhiều mỡ, hoặc thực phẩm có chứa đường.
Lưu ý: Không ép bé ăn quá nhiều, cần chia nhỏ bữa ăn, ninh nhừ, nấu mềm để dễ hấp thu. Hãy duy trì một chế độ ăn, uống, nhạt cho trẻ cho đến khi thấy trẻ ổn định. Uống bù nước chống rối loạn điện giải rất cần thiết cho bé.
BS. Hoàng Ngọc Anh
——-
Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội
Hotline: 0969 59 59 38
Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com
Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn