Nội mạc tử cung là gì? Chức năng, cấu tạo và độ dày của nội mạc tử cung có thay đổi như thế nào qua từng giai đoạn?
Trong bài viết này, HelloBacsi không chỉ giải đáp nội mạc tử cung là gì mà còn cung cấp tất cả thông tin mà bạn cần biết liên quan đến nội mạc tử cung.
Nội mạc tử cung là gì?
Nội mạc tử cung là gì?
Nội mạc tử cung (endometrium) hay còn gọi là niêm mạc tử cung, là lớp mô lót ở mặt trong tử cung, có độ dày – mỏng tùy theo độ tuổi và theo giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt hay khi mang thai. Lớp mô này là nơi giúp trứng đã thụ tinh có thể bám vào và phát triển.
Nếu một trứng đã thụ tinh thành công, lớp nội mạc tử cung sẽ tiếp tục phát triển đề phù hợp với sự phát triển với thai kỳ. Nếu không diễn ra quá trình thụ tinh, lớp niêm mạc sẽ bong ra và tạo nên hiện tượng hành kinh.
Cấu tạo và vị trí của nội mạc tử cung
Nội mạc tử cung được cấu tạo bởi hai lớp chính, bao gồm:
Nội mạc tử cung có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ diễn ra quá trình mang thai; đồng thời nó cũng liên quan trực tiếp đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ thể hiện qua độ dày ở mỗi giai đoạn như tuổi dậy thì, các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt, thụ thai, mang thai và sau sinh.
Sự thay đổi của nội mạc tử cung theo từng giai đoạn
Trước tuổi dậy thì
Về căn bản, ở giai đoạn trước dậy thì, lớp nội mạc tử cung của bé gái là tương đối mỏng. Kể cả khi thực hiện siêu âm cũng không thể xác định chính xác độ dày niêm mạc tử cung là bao nhiêu.
Chu kỳ kinh nguyệt (độ tuổi sinh sản)
Khi bước vào giai đoạn dậy thì hay còn gọi là giai đoạn mà bé gái bước vào độ tuổi có khả năng sinh sản. Đây là lúc mà độ dày của nội mạc tử cung bắt đầu có diễn ra sự thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt.
Độ dày của lớp nội mạc tử cung sẽ thay đổi như sau:
- Trong những ngày hành kinh: dày từ 2 đến 4 mm.
- Giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt (Early proliferative phase): dày từ 5-7 mm.
- Giai đoạn sắp rụng trứng (Late proliferative phase): Nội mạc tử cung bắt đầu dày lên và đạt khoảng 11 mm.
- Giai đoạn hoàng thể (Secretory phase): Lớp nội mạc tử cung dày nhất trong giai đoạn này để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh, nên độ dày có thể lên đến 16 mm. Nếu quá trình thụ thai không diễn ra và nồng độ hormone giảm, lớp niêm mạc sẽ không được duy trì và bong ra và tạo thành máu kinh nguyệt.
Tiền mãn kinh và sau khi mãn kinh
Năm 2021, trong một nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y học quốc gia Hoa kỳ – NIH, chủ đề nghiên cứu là về độ dày của nội mạc tử cung sẽ như thế nào đối với phụ nữ tiền mãn kinh và sau mãn kinh.
Kết quả cho thấy:
- Phụ nữ tiền mãn kinh: Độ dày của nội mạc tử cung là khoảng ~16 mm trong giai đoạn hoàng thể (Secretory phase), độ dày này được xem là ngưỡng cao nhất.
- Phụ nữ sau mãn kinh: Độ dày niêm mạc tử cung thường ổn định sau khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh; vì không còn rụng trứng nữa. Trong giai đoạn này, lớp niêm mạc tử cung có độ dày dưới 5 mm được xem là bình thường.
Lưu ý: Các chỉ số đo độ dày niêm mạc tử cung được liệt kê ở trên chỉ mang tính tham khảo và đối chiếu. Bởi vì độ dày lớp niêm mạc tử cung thường sẽ khác nhau ở mỗi người. Đồng thời các nghiên cứu được thực hiện chỉ dựa trên cơ số một nhóm người nhất định, tại một quốc gia nhất định. Do đó, các con số này không thể áp dụng để chẩn đoán.
Chức năng của nội mạc tử cung
Nội mạc tử cung có vai trò quan trọng trong việc thụ thai và bảo vệ quá trình mang thai ở phụ nữ. Hàng tháng dưới sự tác động của các hormone sinh dục nữ, lớp nội mạc tử cung sẽ dày lên để sẵn sàng tiếp nhận trứng thụ tinh.
Vì vậy mà độ dày của lớp niêm mạc tử cung được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tăng khả năng thụ thai và phát triển thai nhi. Nếu lớp niêm mạc tử cung mỏng sẽ gây khó khăn cho quá trình làm tổ của thai nhi; bởi phôi thai không thể bám được vào lòng tử cung. Thậm chí, nếu có thể làm tổ ở lòng tử cung thì vẫn rất khó giữ lại thai nhi trong lòng tử cung dolớp niêm mạc quá mỏng.
Bạn có thể quan tâm:
Làm sao để biết độ dày của niêm mạc tử cung?
Nội mạc tử cung là gì? Độ dày của nội mạc tử cung là gì và có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh sản của phụ nữ? Chắc hẳn, nội dung trên đã giải đáp được cho bạn những thông tin này. Vậy thì làm sao để đo độ dày của nội mạc tử cung?
Thông thường, để đo độ dày của nội mạc tử cung, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm hoặc chụp MRI để đo độ dày nội mạc tử cung.
Các câu hỏi thường gặp về nội mạc tử cung
Độ dày niêm mạc tử cung bao nhiêu là bình thường?
Giai đoạn đầu chu kỳ kinh và sau khi hành kinh là lúc niêm mạc tử cung mỏng nhất khoảng 2-5mm. Giai đoạn rụng trứng niêm mạc tử cung khoảng từ ~11mm. Nửa cuối chu kỳ niêm mạc tử cung dày đến khoảng 12-16mm.
Bạn có thể đọc chi tiết về bài viết “Độ dày niêm mạc tử cung bao nhiêu là bình thường“, để được giải đáp thêm nhiều lý do vì sao niêm mạc tử cung có người lại quá dày hoặc quá mỏng.
Nội mạc tử cung dày bao nhiêu thì phù hợp cho thụ thai?
Độ dày từ 8-15mm được xem là phù hợp cho việc làm tổ của phôi tuy nhiên nó không phải là yếu tố duy nhất quyết định
Nội mạc tử cung dày 5mm thì có thể có thai không?
Với nội mạc tử cung < 8mm thì khả năng làm tổ thành công là rất thấp.
Việc chẩn đoán có thai thường không dựa vào nội mạc tử cung, nội mạc tử cung chỉ là hệ quả của sự phát triển do hormone thai kỳ và những nguyên nhân khác.
Làm cách nào để tăng độ dày của lớp nội mạc tử cung?
Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa Sản – Phụ khoa cho biết, để tăng khả năng thụ thai hoặc để tăng độ dày của lớp nội mạc tử cung, bạn nên:
- Nghỉ ngơi đầy đủ và xây dựng thói quen tập thể dụng thường xuyên.
- Dành thời gian thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ tối thiểu 1 lần mỗi năm.
- Thực phẩm giàu Coenzyme Q10, Vitamin C, E: Các loại rau xanh, cà chua, trứng, cà rốt, các loại cá và thịt,…
Trên đây cũng chỉ là những lời khuyên tương đối chung chung để giúp bạn cải thiện chứ không phải là một phương pháp nhất quán có thể áp dụng thành công cho mọi trường hợp, nếu có bất thường về nội mạc tử cung cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Hy qua bài viết trên bạn đã hiểu rõ nội mạc tử cung là gì, chức năng của nội mạc tử cung là gì, cấu tạo, vị trí và độ dày của nội mạc tử cung thay đổi như thế nào qua từng giai đoạn.
Bạn có thể quan tâm: