Đối với con người, núi quá ư là vĩ đại. Vì thế con người cứ tưởng núi – thách đố và bất chấp thời gian – không thay đổi và sẽ tồn tại y nguyên như vậy mãi. Nhưng các nhà địa chất và các nhà khoa học nghiên cứu về núi đã đưa ra bằng chứng chứng tỏ núi bị thời gian khuất phục, nghĩa là, dù có đồ sộ như vậy, núi cũng không giữ được nguyên hình nguyên trạng mãi mãi.
Một vài thay đổi trên bề mặt địa cầu đã tạo ra núi. Và núi cũng bị phá hoại thường xuyên, do đó thay đổi thường xuyên. Do đó tác động của băng tuyết, nước đá, nhiệt… núi bị nứt và bị lở. Đất, đá trên núi thường xuyên bị mưa bào mòn và đưa xuống các khe suối, sông… Cứ như vậy thời gian đã biến các ngọn núi thành các đồi, cao nguyên.
Các nhà địa chất chia núi thành bốn loại tùy theo cách nó được cấu tạo. Nhưng dù được cấu tạo cách nào, núi cũng chỉ là kết quả của sự thay đổi dữ dội của vỏ trái đất.
Và hầu hết sự thay đổi này đều đã xảy ra cách nay cả hàng triệu năm. Núi uốn xếp được cấu tạo do các lớp đá bị dồn lại thành nếp gấp lớn. Ở nhiều nơi trên các loại núi này, ta thấy các lớp đá uốn cong thành nếp nhấp nhô bị ép theo chiều ngang. Dãy Appalachian (Bắc Mỹ) và dãy Alpes (châu Âu) là điển hình cho loại núi này.
Trên đỉnh núi, các lớp đá bị uốn cong lên cao như mái vòm. Trong nhiều trường hợp các phún xuất thạch, do sức đẩy từ lòng đất đã bị tống ra hoặc cả một lớp đá bị nâng cao lên. Dãy Black Hill ở Nam Dakota (Hoa Kỳ) là điển hình cho loại núi này.
Núi khối là kết quả của sự gãy, nứt của vỏ trái đất. Một phần của mặt đất, có khi là cả một khối đá vĩ đại bị đội lên.
Dãy Slerra Nevada ở bang California là một khối đá dài trên 600 km, rộng 128 km. Núi lửa do phún dung nham, tro và đá bọt phun từ trong lòng đất ra. Núi lửa thông thường có hình nón với cái miệng rộng hình phễu. Các núi lửa nổi tiếng là Ranier, Shasta và Hood ở Hoa Kỳ, Fujlyama ở Nhật, Vesuve ở Ý. Có nhiều dãy núi được tạo thành không theo kiểu nào đã mô tả trên. Cũng có dãy núi bao gồm đủ cả bốn kiểu đó như dãy Rocky bên Hoa Kỳ.