Sự việc hy hữu xảy ra ở Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc. Bác sĩ Chu Khai Hoa, trưởng khoa Da liễu Bệnh viện 363 Thành Đô mới đây đã chia sẻ về một trường hợp hiếm gặp. Một bé gái 9 tuổi bị mụn mủ trên đầu rất nhiều, nguyên nhân gây bệnh lại chính là chú mèo cưng mà cô bé nuôi.
Theo bác sĩ Chu, bé gái 9 tuổi đến bệnh viện trong tình trạng da đầu bong tróc, lở loét, đầy mụn mủ rất đau đớn.
Thấy tình trạng này, bác sĩ Chu lập tức hiểu ra nguyên nhân và cuối cùng đã tìm ra thủ phạm, đó chính là con mèo cưng được cô bé ôm hàng ngày. Thậm chí khi đi ngủ, cô bé cũng phải ôm mèo cưng theo mới ngủ được.
Ảnh minh họa. |
Bác sĩ Chu cho biết, vì da trẻ con còn yếu, điều này khiến những vi khuẩn và các loại nấm bệnh dễ dàng xâm nhập qua da do tiếp xúc lâu dài.
Cô bé 9 tuổi bị nhiễm một loại nấm gọi là nấm da đầu có mủ, một bệnh nhiễm trùng da đầu do vi khuẩn truyền qua động vật và bệnh này đang gia tăng trong những năm gần đây.
Bác sĩ cho biết khi xuất hiện tình trạng da đầu mưng mủ, lở loét, đóng vảy, tốt nhất nên điều trị càng sớm càng tốt. Việc điều trị sớm rất đơn giản và nhanh chóng, sẽ không để lại di chứng nhưng nếu đi chữa muốn khi tình trạng bệnh nặng sẽ gây ra tình trạng rụng tóc vĩnh viễn.
Các biểu hiện của bệnh bao gồm, ngứa da đầu, tóc gãy từ chân tóc mà không thể giải thích được. Cuối cùng, nếu phát triển đến giai đoạn chảy mủ và máu thì sẽ nghiêm trọng hơn, chu kỳ điều trị kéo dài hơn, khó điều trị bằng thuốc hơn, sau khi lành bệnh sẽ mất đi tóc trên phần da đầu tổn thương, dẫn đến rụng tóc vĩnh viễn.
Đồng thời, bác sĩ Chu cho biết thời gian để nấm phát triển từ khi nhiễm trùng ban đầu đến khi rụng tóc vĩnh viễn không thường xuyên, mất khoảng một tháng, vì vậy, những gia đình có nuôi chó mèo phải hết sức lưu ý và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Khi tắm cho vật nuôi hãy thêm thuốc diệt nấm vào nước tắm để ngăn chặn nấm, diệt nấm.
Ngoài các biện pháp phòng ngừa cho động vật, bác sĩ Chu cũng nhắc nhở mọi người nên chú ý vệ sinh, phòng bệnh sau khi tiếp xúc với động vật, có thể dùng một số loại nước gội đầu diệt khuẩn chuyên biệt để gội đầu, như vậy hiệu quả phòng bệnh sẽ tốt hơn.
Mời quý độc giả theo dõi video: Thú cưng có thể lây nhiễm và lan truyền COVID-19 không?