back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP CHO TRẺ GIAI ĐOẠN THỜI TIẾT GIAO MÙA

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

          Đường hô hấp của trẻ nhỏ rất nhạy cảm với thởi tiết, khả năng miễn dịch lại chưa tốt nên rất dễ nhiễm bệnh, trong đó chủ yếu là các bệnh đường hô hấp. Trong thời gian giao mùa hanh khô, ngày nắng, sáng và tối trở lạnh, khiến cơ thể trẻ khó thích ứng kịp.

          1. Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh đường hô hấp

          – Sốt, có thể sốt nhẹ (38oC) hoặc sốt cao (39 – 40oC).

          – Ho, có thể ho khan, ho có đờm, ho cơn hoặc liên tục.

          – Quấy khóc, đau đầu (trẻ lớn), sổ mũi.

          – Rối loạn tiêu hóa, nôn, đau bụng, chướng bụng, biếng ăn, tiêu chảy.

          2. Dấu hiệu suy hô hấp

          – Khó thở, nhịp thở tăng so với lứa tuổi, rên, cánh mũi phập phồng, co kéo các cơ hô hấp, tím tái môi và các đầu chi, li bì hoặc mê sảng.

          – Khi thấy trẻ sốt cao, ho nặng tiếng, thở nhanh, khó thở, li bì,… phải nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

          3. Những biến chứng nguy hiểm

          – Biến chứng tại chỗ: áp – xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ nhỏ có thể gây áp – xe thành họng

          – Biến chứng gần: gây viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Ngoài ra viêm họng còn lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản, khí, phế quản hoặc viêm phổi.

          – Biến chứng xa: gây viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim.

          Nên cho trẻ đi bệnh viện ngay khi có dấu hiệu bệnh nặng. Rất nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng bệnh nặng, suy hô hấp, khó thở, viêm phổi nặng. Nguyên nhân do bố mẹ chủ quan, không nhận biết được dấu hiệu trẻ bị viêm phổi. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nhiều trường hợp không ho, không sốt nhưng lại viêm phổi nặng.

          4. Phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa

          – Trường hợp trẻ có biểu hiện viêm mũi, họng dị ứng, hắt hơi nhiều, xuất hiện mủ đặc,…các mẹ nên hút mũi, xông họng làm sạch đường thở, giảm bớt chất nhầy tồn đọng,…

          – Lưu ý: không nên lạm dụng các dụng cụ hút mũi, xông họng,… Nếu xông kéo dài, sẽ làm hỏng niêm mạc vùng mũi – họng của bé.

          – Đeo khẩu trang cho trẻ khi đi ra ngoài.

          – Trẻ dưới 6 tháng tuổi, sức đề kháng yếu, các mẹ phải lưu ý phát hiện sớm các dấu hiệu mắc bệnh của bẻ để đi khám và điều trị kịp thời. 

          – Lưu ý giữ ấm cho trẻ, nhất là sáng và tối. Trẻ dễ bị lây chéo bệnh từ người bệnh khác trong gia đình và cộng đồng nên các mẹ cố gắng giữ gìn, bảo vệ cho bé, tăng cường cho trẻ uống nhiểu nước, tránh cho trẻ đến chỗ đông người.

          5. Những thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho bé

          Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt bê là thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch lý tưởng cho bé. Bên cạnh nguồn đạm dồi dào, đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng, thịt đỏ chứa nhiều kẽm, thành phần cần thiết cho sự phát triển của bạch cầu, từ đó giúp tăng sức khỏe cho hệ miễn dịch, đẩy lùi các vi khuẩn ở môi trường bên ngoài. Một lạng thịt bò nạc cung cấp khoảng 30% lượng kẽm cần thiết mỗi ngày.

          Omega-3 có trong các loại cá hồi, cá thu, cá trích giúp giảm tăng cường sự lưu thông của hệ tuần hoàn, bảo vệ phổi khỏi các virus cúm, nhờ đó hạn chế các bệnh về đường hô hấp.

          Acid lactic có trong sữa chua được biết đến với công dụng gia tăng lợi khuẩn đường ruột, nhờ đó sữa chua là một món tráng miệng rất tốt cho hệ tiêu hóa. Không chỉ ức chế các vi khuẩn và chất gây hại cho đường ruột, sữa chua cũng giúp quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng trở nên thuận lợi hơn. Một hộp sữa chua ít béo mỗi ngày có hiệu quả giảm 25% nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm thông thường.

          Vitamin có trong các loại cam, chanh, bưởi có khả năng chống lại hoạt tính của histamin, một chất gây dị ứng trong cơ thể, đồng thời tiêu diệt virus trong màng nhầy của mũi và họng, giúp giảm đáng kể tình trạng dị ứng thường gặp trong mùa lạnh. Các loại quả này còn chứa carotene, kích thích cơ thể sản sinh tế bào máu trắng, hạn chế các bệnh nhiễm trùng.

          Chứa nhiều chất chống oxi hóa và chất kháng khuẩn, tỏi từ lâu được biết đến là một chấtgiúp tăng sức đề kháng. Đặc biệt, các chất này không bị phân hủy trong quá trình đunnấu, do đó mẹ chỉ cần làm các món ăn thơm ngon với tỏi mà không cần bắt trẻ ăn sống.Một số nghiên cứu đã cho thấy tỏi có tác dụng giảm tới 70% nguy cơ bị cảm lạnh, hạnchế các chứng bệnh liên quan đến dạ dày – tá tràng.

          200 gr bông cải tươi cung cấp tới 75% lượng vitamin cần thiết cho bé trong một ngày. Bên cạnh đó, bông cải (súp lơ) còn chứa chất xơ, chất chống oxi hóa, vitamin B, C, những thành phần rất tốt cho hệ miễn dịch.

BS. Hoàng Ngọc Anh

——-

Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội

Hotline: 0969 59 59 38

Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com

Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328