back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

PHƯƠNG PHÁP CHĂM SÓC TRẺ NHỎ TRONG THỜI KỲ ĂN DẶM

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

       

Trẻ nhỏ khi được 06 tháng tuổi, thực đơn của bé sẽ phải đổi khác so với thời kỳ trước đó. Các bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng tại phòng khám 70 Nguyễn Chí Thanh khuyên các mẹ như sau:

       1. Loại thức ăn cho trẻ

       Khi trẻ tập ăn dặm, các mẹ cho bé ăn bột ăn liền hay bột tự nấu từ loãng đến đặc dần. Từ tháng thứ 09 trở đi, cho trẻ ăn cháo nghiền rồi chuyển sang cháo đặc. Để chăm sóc, theo dõi con trong giai đoạn ăn dặm tốt nhất, các mẹ khi nấu cháo, bột cho con ăn cần phải đảm bảo 4 nhóm yếu tố đạm, đường, dầu ăn và rau củ tươi. Trong thời gian đầu, cho trẻ ăn nhuyễn hoàn toàn, sau đó có thể băm hoặc nghiền thức ăn để giúp bé tập nhai.

       2. Lượng thức ăn cần thiết

       Giai đoạn từ 6 – 12 tháng tuổi, lượng sữa bé cần phải ăn là 750 – 1000 ml/ngày. Ngoài việc bú sữa mẹ (ăn sữa công thức), các mẹ nên cho con ăn 2 bữa bột một ngày. Chú ý bổ sung đạm bằng cách thêm thịt, cá, ruốc , rau củ vào thức ăn của bé. Các mẹ nên cho bé luyện khả năng nhai bằng cách tập ăn bánh quy, táo, lê,… Khi trẻ được 8 – 9 tháng tuổi, cho bé ăn 02 bữa chính cùng với 1 – 2 bữa phụ. Bữa phụ có thể là sữa chua, bánh quy, hoa quả xay.

       Khi nấu cháo, các mẹ thêm một chút dầu olive và nước mắm loại ngon để kích thích bé ăn nhiều hơn và tăng khả năng hấp thụ được nhiều vitamin. Thức ăn cho trẻ phải rất nhạt để tránh trường hợp ăn mặn kéo dài liên tục có thể dẫn đến suy thận.

       Trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên các mẹ cho ăn 2  – 3 bữa cháo đặc mỗi ngày.

       3. Thực phẩm an toàn cho trẻ

       Đầu tiên phải đảm bảo đứng trên tiêu chí an toàn vệ sinh, sản phẩm phảitươi sống, sạch sẽ và được kiểm soát về nguồn gốc xuất xứ,…

       – Thịt: đảm bảo có đầy đủ trong thực đơn của trẻ hàng ngày. Nên chọn loại thịt ít mỡ hoặc lọc bớt mỡ. Từ 6 – 8 tháng, các mẹ cho con đủ các loại thịt lợn, gà, cá. Sau tháng thứ 8 thì cho con ăn tất cả các lọai thịt.

       – Bột đường: chính là các loại gạo, bột ngũ cốc.

       – Rau củ: ăn tất cả các loại, hạn chế và tránh  bắp cải, củ cải đường, cần tây vì dễ khiến trẻ đầy bụng.

       – Dầu mỡ: rất tốt cho bé, nên cho ăn dầu thực vật, hạn chế ăn dầu động vật.

       – Trái cây: cung cấp nhiều vitamin cho trẻ, các mẹ cho con tập ăn trái cây bắt đầu từ nước ép pha loãng đến nước ép tươi nguyên chất, sau đó là nước ép cả bã và miếng trái cây nhỏ.

BS. Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328