Huyết trắng không cố định mà thay đổi qua các giai đoạn xuyên suốt chu kỳ kinh nguyệt dưới sự ảnh hưởng của các loại hormone, song song với những thay đổi khác bên trong cơ thể. “Ra huyết trắng bao lâu thì có kinh” là thắc mắc chung của nhiều chị em phụ nữ. Liệu có một đáp án chính xác cho câu hỏi này hay không, dựa trên những cơ sở khoa học nào?
Mời bạn cùng Sức khỏe đi tìm câu trả lời và những thông tin hữu ích khác xoay quanh huyết trắng và chu kỳ kinh nguyệt qua bài viết sau nhé.
Ra huyết trắng bao lâu thì có kinh?
1. Vai trò của huyết trắng là gì?
Trước khi tìm lời đáp cho thắc mắc “ra huyết trắng bao lâu thì có kinh hay ra khí hư bao lâu thì có kinh?”, hãy cùng tìm hiểu về vai trò của huyết trắng.
Huyết trắng hay khí hư bắt đầu xuất hiện nhiều khi bạn gái bước vào tuổi dậy thì. Sự có mặt của huyết trắng giúp giữ ẩm và bôi trơn cho bề mặt âm đạo, cũng như bảo vệ vùng kín khỏi sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn và nấm có thể gây bệnh phụ khoa.
Giữa 2 lần hành kinh, bạn có thể nhận thấy huyết trắng có những thay đổi đáng chú ý: tiết ra nhiều, loãng, ẩm ướt và trong (hoặc trắng đục), xảy ra trong một vài ngày. Theo sau sự thay đổi này một khoảng thời gian sẽ là lần hành kinh mới.
Chúng ta có thể đoán biết ngày có kinh dựa vào chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, chu kỳ có thể thay đổi vì một số lý do nên phương pháp này không phải lúc nào cũng mang lại độ chính xác cao. Chính vì vậy, nhiều chị em phụ nữ thường thắc mắc “ra huyết trắng bao lâu thì có kinh” hay “hết huyết trắng bao lâu thì có kinh”. Thắc mắc này tưởng chừng như không thể có câu trả lời chính xác nhưng thực ra lại có cơ sở khoa học vững vàng.
2. Ra huyết trắng bao lâu thì có kinh?
Sau khi kỳ kinh kết thúc, hoạt động của cơ quan sinh sản có thể chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn nang noãn: hình thành các nang, mỗi nang chứa một trứng trên bề mặt của 2 buồng trứng.
- Giai đoạn rụng trứng: chỉ có một (nếu nhiều hơn một trứng rụng và được thụ tinh thành công thì hiện tượng sinh đôi, sinh ba… sẽ xảy ra) trứng trưởng thành tách khỏi buồng trứng, di chuyển vào ống dẫn trứng. Trong những ngày này, huyết trắng ra nhiều nhất trong tháng, loãng và không có màu hoặc màu trắng đục, gây cảm giác ẩm ướt.
- Giai đoạn hoàng thể: độ dày nội mạc tử cung tiếp tục được duy trì dù không có trứng thụ tinh trong một khoảng thời gian trước khi bong tróc, bắt đầu chu kỳ kinh mới, dịch nhầy âm đạo trở nên đặc hơn.
Đối với hầu hết phụ nữ, giai đoạn hoàng thể luôn kéo dài cố định 14 ngày dù chu kỳ kinh nguyệt có dao động. Như vậy, ra huyết trắng bao lâu thì có kinh? Nếu để ý những ngày huyết trắng ra nhiều, bạn có thể tin chắc rằng kinh nguyệt sẽ xuất hiện 2 tuần sau đó.
Nhận biết những thay đổi của huyết trắng trong suốt chu kỳ kinh nguyệt
Nhiều bạn gái thường thắc mắc ra huyết trắng bao lâu thì có kinh hay ra huyết trắng nhiều là sắp có kinh có phải không hay hết huyết trắng bao lâu thì có kinh? Việc quan sát huyết trắng ra nhiều hay ít không chỉ giúp bạn theo dõi sức khỏe của vùng kín mà còn dự đoán được ngày hành kinh để có sự chuẩn bị chu đáo. Ngoài ra, huyết trắng cũng là một chỉ dấu hữu ích cho những cặp đôi đang muốn có con.
1. Huyết trắng thay đổi song song với chu kỳ kinh nguyệt
Sau khi kỳ hành kinh kết thúc, bạn có thể nhận thấy vùng kín có một khoảng thời gian khô ráo trước khi huyết trắng ra nhiều và sau đó giảm trở lại. Tùy vào mỗi người mà lượng huyết trắng và đặc điểm có thể khác nhau. Một chu kỳ 28 ngày có thể diễn ra theo khung thời gian như sau:
- Sau khi hết kinh từ 1 – 4 ngày: Huyết trắng đặc và rất ít, có màu trắng sữa, vùng kín gần như khô ráo.
- Ngày 4 – 6: Huyết trắng ra nhiều hơn một chút nhưng đặc quánh như keo và có màu trắng hoặc ngà.
- Ngày 7 – 9: Huyết trắng hơi lỏng, có kết cấu như sữa chua.
- Ngày 10 – 14: Huyết trắng báo hiệu giai đoạn rụng trứng. Thông thường, nữ giới cảm thấy có nhiều hứng thú tình dục vào giai đoạn này. Huyết trắng tạo điều kiện thuận lợi để tinh trùng di chuyển từ âm đạo qua cổ tử cung vào buồng tử cung, đi đến ống dẫn trứng để có thể thụ tinh cho trứng. Vì vậy, đây là khoảng thời gian tốt nhất cho các cặp đôi đang muốn có con.
- Ngày 14 – 28: Từ khoảng thời gian này, huyết trắng đặc và ít dần, vùng kín gần như khô ráo. Vậy hết huyết trắng bao lâu thì có kinh? Khoảng thời gian luôn kéo dài 14 ngày và là đáp án cho câu hỏi ra huyết trắng bao lâu thì có kinh của các chị em.
Một vài ngày trước và sau kỳ hành kinh, chị em cũng cảm thấy vùng kín ẩm ướt với rất ít huyết trắng hơi giống như kem. Những giọt máu kinh đầu và cuối chu kỳ có thể hòa lẫn làm cho huyết trắng có màu hồng hoặc nâu nhưng không đáng lo ngại.
2. Những dấu hiệu khác báo trước kỳ hành kinh
Ngoài cách tính dựa vào việc ra huyết trắng bao lâu thì có kinh, nhiều chị em có thể cảm thấy những thay đổi rõ rệt khác khi ngày kinh gần kề, được gọi chung là hội chứng tiền kinh nguyệt:
- Khó tiêu, đầy hơi, thay đổi khẩu vị như thèm đồ ngọt, không muốn ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường, tiêu chảy hoặc táo bón.
- Cảm thấy căng thẳng, lo lắng, buồn bực, thay đổi giấc ngủ như mất ngủ hoặc buồn ngủ nhiều hơn.
- Ngực căng và hơi đau, đau đầu, đau lưng, chuột rút.
- Không có hứng thú với chuyện chăn gối.
- Da mặt bị nổi mụn.
3. Những thay đổi nào của huyết trắng là bất thường?
Huyết trắng ra nhiều hoặc thay đổi về màu sắc và độ đặc sánh theo chu kỳ kinh là những hiện tượng không đáng lo ngại. Những dấu hiệu cho thấy huyết trắng có thể là dấu hiệu bệnh lý bao gồm:
- Thay đổi về màu sắc: màu vàng đậm, xanh, xám
- Huyết trắng có màu nâu là dấu hiệu có lẫn máu mà không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
- Thay đổi về tính chất: lẫn bọt khí hoặc lợn cợn (kết cấu như sữa chua, phô mai mềm…)
- Huyết trắng có mùi bất thường
- Vùng kín bị ngứa, nóng ran hoặc sưng, đỏ.
Khi thấy những dấu hiệu này, chị em cần đi khám ngay vì có thể vùng kín đang bị nhiễm nấm, vi khuẩn hoặc các bệnh phụ khoa khác.
Đến đây bạn chắc hẳn đã trả lời được thắc mắc ra huyết trắng bao lâu thì có kinh. Mong rằng bài viết trên đây sẽ góp phần giúp các chị em cảm thấy việc quan sát huyết trắng thú vị và có nhiều ứng dụng hữu ích vào việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Để cập nhật nhiều thông tin hữu ích xoay quanh việc chăm sóc sức khỏe phụ nữ, các chị em đừng quên tham gia Cộng đồng Sức khỏe phụ nữ ngay từ hôm nay nhé!
[embed-health-tool-ovulation]