back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Rối loạn cương dương có tự khỏi không? • Sức khỏe

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Rối loạn cương dương có tự khỏi được không (nếu chỉ là rối loạn tạm thời) hay cách điều trị rối loạn cương dương không cần dùng thuốc là gì? Có cách nào giúp đảo chiều tình trạng rối loạn này hay không? 

Tình trạng rối loạn cương dương là thủ phạm phổ biến làm giảm chất lượng cuộc “yêu”. Đây có thể là tình trạng thoáng qua hoặc mãn tính và có khá nhiều nam giới gặp phiền toái với chứng bệnh này! Rối loạn cương dương có tự khỏi không? Cách điều trị thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu!

Tìm hiểu về rối loạn cương dương 

Trước khi đưa ra lời giải đáp cho thắc mắc chung của đa số người là rối loạn cương dương có tự khỏi không, chúng ta cần tìm hiểu về chứng bệnh rối loạn cương dương ở nam giới. Rối loạn cương dương (ED) là trạng thái dương vật của phái mạnh không cương lên được hay không thể duy trì thời gian cương cứng khi quan hệ tình dục. Trạng thái này có thể chỉ là tạm thời hoặc là một chứng bệnh mãn tính.

Rối loạn cương dương tạm thời là gì? 

ED có thể chỉ xảy ra khi quan hệ tình dục nhưng lại không xảy ra khi thủ dâm. Đây còn gọi là ED tình huống – thường gặp ở nam giới mắc các vấn đề về tâm lý khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, một số nguyên nhân liên quan đến thói quen sinh hoạt cũng gây ra ED tạm thời như: 

  • Hút thuốc. 
  • Thừa cân, béo phì, lười vận động.
  • Chế độ ăn uống thiếu chất.  
  • Căng thẳng kéo dài
  • Hội chứng chuyển hóa liên quan đến mức testosterone thấp. 
  • Sử dụng các chất kích thích như ma túy và rượu. 

Rối loạn cương dương mãn tính là gì? 

ED mãn tính là trạng thái rối loạn cương dương lâu dài và thường liên quan đến các vấn đề bất thường về sức khỏe thực thể như: 

  • Động mạch bị tắc nghẽn 
  • Tổn thương thần kinh 
  • Tổn thương mô dương vật 
  • Đa xơ cứng 
  • Bệnh Peyronie (dương vật cong)
  • Bệnh Parkinson 
  • Bệnh tiểu đường 
  • Chấn thương tủy sống.

Triệu chứng rối loạn cương dương dễ nhận biết

Người bị rối loạn cương dương thường gặp phải những triệu chứng sau:

  • Dương vật khó hoặc không cương cứng dù được kích thích tình dục
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Dương vật cương cứng không đúng lúc, không đúng thời điểm
  • Không đạt cực khoái hoặc không có khả năng đạt cực khoái khi quan hệ tình dục dù được kích thích nhiều lần
  • Xuất tinh chậm hoặc xuất tinh sớm.

Cách điều trị rối loạn cương dương

Rối loạn cương dương có chữa được không? Phương pháp điều trị rối loạn cương dương tùy thuộc vào nguyên nhân gây bênh. Dưới đây là một số cách điều trị thường được áp dụng:

Nhóm thuốc ức chế PDE5

Đây là lựa chọn điều trị phổ biến được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân rối loạn cương dương. Có 2 cách sử dụng nhóm thuốc ức chế PDE5 trong cách điều trị rối loại cương dương, bao gồm: uống trước khi giao hợp 1 giờ hoặc uống thuốc theo liều lượng/ chỉ định của bác sĩ.

Điều trị rối loạn cương dương bằng dụng cụ bơm hút chân không

Dụng cụ bơm hút chân không trong điều trị rối loạn cương dương  sẽ tạo một áp lực âm, kéo máu vào dương vật sau đó được giữ lại bằng một vòng thắt ở gốc dương vật. Phương pháp điều trị này thường phù hợp với bệnh nhân lớn tuổi, không muốn hoặc không thể điều trị bằng thuốc. Hiệu quả có thể đạt khoảng 90% nhưng cũng thường đi kèm với nhiều tác dụng phụ như đau dương vật, chậm xuất tinh.

Phẫu thuật để điều trị rối loạn cương dương

Có 2 hình thức phẫu thuật để điều trị bệnh lý rối loạn cương dương.

  • Cách thứ nhất: cấy vật hang giả (loại bán cứng hoặc loại có thể bơm làm cương cứng).
  • Cách thứ hai: nối thông động mạch. Cách này áp dụng khi các động mạch cấp máu cho dương vật bị tổn thương.

Phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng khi bệnh nhân không đáp ứng được những cách điều trị phía trên.

Điều trị rối loạn cương dương không cần dùng thuốc

Rối loạn cương dương có thể được kiểm soát sau một thời gian mà nam giới không cần dùng thuốc thông qua các biện pháp điều chỉnh lối sống phù hợp. Theo chia sẻ của các chuyên gia sức khỏe, điều này phụ thuộc vào sự kiên trì cũng như ý thức cải thiện lối sống lành mạnh của chính người bệnh. Một số cách dưới đây mà nam giới có thể thử áp dụng nếu đang bị ED: 

  • Cai thuốc lá. 
  • Giảm lượng rượu tiêu thụ. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. 
  • Chế độ tập luyện thích hợp: Việc thực hiện 160 phút tập thể dục mỗi tuần trong 6 tháng đã được đánh giá là có thể cải thiện tình trạng rối loạn cương dương. 
  • Quản lý căng thẳng và các vấn đề tâm lý khi quan hệ. 
  • Trò chuyện hay cải thiện giao tiếp khi đang “yêu” để tích cực hóa tâm lý khi đang quan hệ tình dục của bạn.

Rối loạn cương dương có tự khỏi không? 

ED tạm thời là một trạng thái sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ gây cản trở quan hệ tình dục hay suy giảm chất lượng “cuộc yêu” ở nam giới. Vậy nếu chỉ là trạng thái tạm thời, rối loạn cương dương có tự khỏi không? Câu trả lời là có nhưng với điều kiện là bạn điều chỉnh thói quen sinh hoạt cũng như có chế độ ăn uống và rèn luyện để nâng cao sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe “cậu bé” nói riêng.
Đồng thời, người bệnh cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây rối loạn cương dương như hút thuốc, sử dụng thức uống có cồn. Theo 1 nghiên cứu năm 2014 trên đối tượng 810 đàn ông bị ED cho thấy 29% được chữa khỏi nhờ áp dụng các biện pháp phù hợp trong 5 năm. 
Như vật, đa số các trường hợp trạng thái rối loạn cương dương “thoáng qua” sẽ được kiểm soát mà không cần đến các hình thức điều trị y tế chuyên biệt. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một nguy cơ tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm cần được theo dõi và can thiệp kịp thời. 

Những yếu tố tác động đến tình trạng rối loạn cương dương

Tình trạng rối loạn cương dương có tự khỏi không cũng phụ thuộc vào mức độ tác động của nhiều yếu tố, bao gồm:

Đời sống tinh thần: Căng thẳng, trầm cảm, tâm thần phân liệt hay một số bệnh tâm thần khác làm giảm ham muốn tình dục và tổn thương tủy sống. Những yếu tố này cũng ngăn chặn hoặc ức chế quá trình cương cứng dương vật.

Yếu tố nội tiết: Sự suy giảm hormone testosterone có liên quan trực tiếp đến tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới.

Yếu tố Nitric Oxide (NO): Đây là chất dẫn truyền thần kinh vận mạch liên quan đến đáp ứng cương dương vật.

Yếu tố mạch máu: Các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành và tăng huyết áp cũng góp phần gây ra những triệu chứng rối loạn cương dương.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng rối loạn cương dương lặp lại trong nhiều tháng và bạn không thể kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống, hãy đến gặp bác sĩ nam khoa để được thăm khám và đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp. Một số giải pháp y tế bác sĩ có thể đề xuất cho bạn, bao gồm: 

Một số thực phẩm bổ sung hiện nay được cho là có khả năng “đảo ngược cương dương”. Tuy nhiên, còn có rất nhiều tranh cãi xoay quanh tác dụng này. Do đó, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thực phẩm bổ sung này. 

Hy vọng các thông tin trên đây của Sức khỏe có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc rối loạn cương dương có tự khỏi không và biết cách chăm sóc sức khỏe “cậu bé” một cách tốt nhất!

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328