Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện, hệ miễn dịch hạn chế,… do đó rất dễ bị rối loạn tiêu hóa với các dấu hiệu phổ biến như: đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống, trẻ lười ăn, kém hấp thu,…ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và phát triển của trẻ.
I. Rối loạn tiêu hoá là gì?
Rối loạn tiêu hoá là tình trạng một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất thường của các cơ vòng hệ tiêu hoá, gây đau bụng kèm theo một số triệu chứng khác, bao gồm cả thay đổi tính chất của phân.
II. Nguyên nhân làm trẻ bị rối loạn tiêu hoá
- Sức đề kháng yếu
Khi còn trong bụng mẹ, bé được bảo vệ rất cẩn thận trong môi trường vô trùng. Khi chào đời, phải tiếp xúc với môi trường mới trong khi hệ miễn dịch của bé rất non nớt là điều kiện dễ dàng để các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho trẻ, trong đó có chứng rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt ở những trẻ sinh ra chưa được bú mẹ do mẹ bị mất sữa thì nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa rất cao.
2. Do dùng kháng sinh
Lý do: ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch của cơ thể trẻ rất yếu, chưa hoàn thiện. Kháng sinh vào cơ thể không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi làm mất cân bằng sinh thái đường ruột, gây nên những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như phân sống, tiêu chảy, táo bón,… rất nguy hiểm. Hiện tượng này kéo dài sẽ gây bệnh viêm đại tràng mãn tính dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch ở trẻ.Chính vì vậy, trước khi mang thai mẹ cần tiêm phòng đầy đủ, tiến hành tiêm phòng cho bé ngay khi mới chào đời để phòng ngừa bệnh cho trẻ, tránh tối đa cho trẻ phải dùng thuốc kháng sinh sớm. Trường hợp phải cho bé bị bệnh dùng kháng sinh, phải thực hiện đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sỹ.
3. Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý
Chế độ dinh dưỡng với trẻ nhỏ rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật, tạo nền tảng cho trẻ phát triển toàn diện. Do hệ thống men tiêu hoá của trẻ chưa hoàn thiện nên khi chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thức ăn không đảm bảo vệ sinh do nhiễm khuẩn, nhiễm độc, thành phần thức ăn không phù hợp với lứa tuổi của trẻ,… sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
4. Trạng thái tâm lý
Cơ thể con người là 1 thể thống nhất, có sự phối hợp giữa các cơ quan trong cơ thể để hoạt động. Vì vậy, khi trẻ gặp chịu các áp lực tâm lý, lo lắng, căng thẳng,… cũng gây nên chứng rối loạn tiêu hóa vì lúc này hệ thống men tiêu hóa và các enzyme cần thiết để phân hủy và hấp thụ thức ăn bị giảm sút. Chính vì vậy, tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, vui vẻ sẽ giúp ngừa được chứng rối loạn tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất tốt hơn và phát triển toàn diện hơn.
5. Môi trường sống mất vệ sinh
Trong môi trường sống chứa rất nhiều vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa. Trẻ chơi đồ chơi, tiếp xúc các đồ vật, đồ dùng bám vi khuẩn, sau khi đi vệ sinh không rửa tay,… sẽ gây rối loạn tiêu hóa.
6. Biến chứng từ các bệnh khác
Khi trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi trẻ thường tiết nhiều đờm rãi trong khi lại chưa có ý thức khạc nhổ ra ngoài, thay vào đó trẻ thường nuốt đờm rãi trong đó có nhiều vi khuẩn có hại nên dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột, gây ra rối loạn tiêu hoá.
Trên đây là những nguyên nhân gây cho trẻ chứng rối loạn tiêu hóa mà các bậc cha mẹ nên biết để có biện pháp chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa cho bé hạn chế rối loạn tiêu hóa gây ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ.
BS. Hoàng Ngọc Anh
——-
Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: 2C Nguyễn Viết Xuân – Quang Trung – Hà Đông ( 70 Nguyễn Chí Thanh chuyển về )
Hotline: 0969 59 59 38
Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com
Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn