0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào giá từ 500.000đ trở lên! - Giá không bao gồm phí Ship - Ship hàng toàn quốc đồng giá 30K.

HOTLINE

0832.807.555 - 098.361.3328

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA SUY DINH DƯỠNG VÀ CÒI XƯƠNG Ở TRẺ

Tham khảo

Sản phẩm ngẫu nhiên

Giảm giá!

Nano Fucomin Học Viện Quân Y

Giá gốc là: 300.000 ₫.Giá hiện tại là: 215.000 ₫.
Giảm giá!

Mãnh Dương Nam Việt Học Viện Quân Y Khẳng Định Bản Lĩnh Phái Mạnh

Giá gốc là: 270.000 ₫.Giá hiện tại là: 200.000 ₫.
Giảm giá!

Ích Trí Kiện Não CM8 - Học Viện Quân Y

Giá gốc là: 80.000 ₫.Giá hiện tại là: 60.000 ₫.
Giảm giá!

Kiện khớp tiêu thống Collagen Học Viện Quân Y Chính Hãng

Giá gốc là: 135.000 ₫.Giá hiện tại là: 110.000 ₫.

Các bà mẹ thường nhầm lẫn suy dinh dưỡng và còi xương là một bệnh, thấy trẻ thấp bé nhẹ cân hơn bình thường là nghĩ con bị còi xương suy dinh dưỡng. Thực tế đây là hai bệnh khác nhau. Trẻ bụ bẫm, ăn ngủ tốt (không suy dinh dưỡng) nhưng vẫn bị bệnh còi xương (còi xương thể bụ bẫm). Mặt khác, trẻ còi cọc suy dinh dưỡng nhưng vẫn không bị bệnh còi xương.

          Trong quá trình điều trị cho trẻ còi xương, chỉ bổ sung vitamin D, canxi theo liều điều trị. Trong điều trị suy dinh dưỡng, bổ sung vitamin D, canxi không phải là chủ yếu.

  • Thế nào là suy dinh dưỡng?

          Là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng. Trẻ bị suy dinh dưỡng có số đo về cân nặng, chiều cao thấp hơn trẻ bình thường, nhưng có thể kèm theo còi xương hoặc không.

          Là bệnh do không cung cấp đủ canxi và photpho cho nhu cầu phát triển, dẫn đến những tổn thương ở xương. Bệnh có thể gặp ở cả những đứa trẻ bụ bẫm do có nhu cầu canxi, photpho cao hơn trẻ bình thường.

           1. Trẻ suy dinh dưỡng

          Do thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động, học tập, tăng trưởng của cơ thể, đứng cân kéo dài hay sụt cân. Trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc, chán ăn, ít ngủ, hay ốm, chậm biết bò, đi, chậm mọc răng. Trường hợp suy dinh dưỡng nặng thể hiện ở 3 dạng: thể phù, thể teo đét hay hỗn hợp.

  • Thể phù (Kwashiokor): Trẻ chỉ được nuôi dưỡng bằng chất bột, thiếu tất cả những chất dinh dưỡng đa năng lượng và vi lượng khác. Trẻ bị phù thũng toàn thân, cân nặng chỉ còn 60 – 80% so với tiêu chuẩn của WHO, thiếu máu, da xanh, suy thoái ở da (xuất hiện các mảng sắc tố), lông, tóc, móng. Biểu hiện thiếu vitamin D là hạ canxi huyết. Biểu hiện thiếu vitamin A là còi cọc, khô giác mạc, quáng gà, hay bị bệnh.Trẻ chậm phát triển tâm thần, mệt mỏi, không hoạt bát, hay quấy khóc…
  • Thể teo đét (Marasmus): Trẻ thiếu dinh dưỡng toàn bộ, cân nặng giảm dưới 60% so với tiêu chuẩn của WHO, mất hết mỡ dưới da ở mặt, mông, chi gầy đét hốc hác như cụ già. Các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng tương tự như thể phù nhưng tổn thương các cơ quan nhẹ hơn.
  • Nguyên nhân dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng:

​          – Các bà mẹ thiếu kiến thức nuôi dưỡng con, cho ăn dặm quá sớm hoặc muộn, thức ăn không đảm bảo chất lượng, cai sữa sớm, trẻ bị nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính (viêm phế quản mãn, tiêu chảy, lao, sởi…)

          – Trẻ bị thiếu ăn do điều kiện gia đình khó khăn

          – Trẻ đẻ nhẹ cân, bị các dị tật bẩm sinh, tập quán nuôi dưỡng và chăm sóc sai khoa học.

          Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng mức độ nhẹ và vừa thì có thể điều trị tại nhà bằng cách tăng cường khẩu phần ăn, loại bỏ các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng… theo dõi cân nặng hàng tuần, hàng tháng, tiêm chủng đầy đủ. Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng phải cho đi khám và điều trị tại bệnh viện.

           2. Trẻ bị còi xương

          Trẻ bị còi xương là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin D. Điều này làm giảm hấp thụcanxi ở ruột, dẫn đến việc cơ thể phải huy động canxi ở xương vào máu gây rốiloạn quá trình khoáng hoá xương. 

  • Những dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị còi xương:

          – Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, ra nhiều mồ hôi khi ngủ, rụng tóc sau gáy tạo thành hình vành khăn.

          – Biểu hiện ở xương: thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu ở đỉnh, trán, đầu bẹp cá trê. Trường hợp còi xương nặng có di chứng: dô ức gà, chuỗi hạt sườn, chân cong hình chữ X, chữ O.

          – Răng mọc chậm, cơ nhão, táo bón, chậm đứng, đi,…

  • Khi trẻ bị còi xương cân phải làm gì?

          – Cho trẻ tắm nắng hàng ngày, để chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài từ 10 -15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ). Mùa Đông (ít ánh nắng) cho trẻ tắm điện tại các bệnh viện.

          – Dùng thuốc gì? Sử dụng Calcium Corbiere ( ống 5ml), Aquadetrim Vitamin D3,… theo hướng dẫn của bác sỹ.

BS. Hoàng Ngọc Anh

——-

Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: Tầng 1, Tòa 5 tầng, Số 70 Nguyễn Chí Thanh – Đống Đa – Hà Nội

Hotline: 0969 59 59 38

Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com

Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn

Nguồn tham khảo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài mới nhất

Hoạt huyết an thần

Giảm giá!

Hoạt Huyết An Thần Amitaka Plus Học Viện Quân Y

Giá gốc là: 85.000 ₫.Giá hiện tại là: 60.000 ₫.