Thịt bò dát vàng hay rất nhiều món ăn dát vàng khác luôn là những thứ xa xỉ và đắt đỏ. Nhắc đến những món ăn này chúng ta không chỉ trầm trồ về độ chịu chơi của những nhà giàu mà chúng ta còn thắc mắc rằng tại sao lại cho vàng vào đồ ăn. Nó có làm cho món ăn ngon hơn không.Và ăn vàng thì có độc hại cho cơ thể hay không. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta hãy cùng làm rõ vấn đề này.
Bò dát vàng là gì?
Rất đơn giản, đây là những miếng thịt bò sau khi đã được chế biến như bình thường nó sẽ được dát nên một lớp vàng mỏng. Đây hoàn toàn là vàng thật. Nhưng vàng này không giống với vàng trang sức mà chúng ta hay đeo ở cổ hay ngón tay đâu. Thay vào đó vàng sử dụng trong việc nấu ăn phải là vàng cực kỳ tinh khiết vì một lý do hết sức cơ bản đó là nếu lẫn tạp chất thì sẽ không đảm bảo an toàn khi chúng ta ăn vào và rất có thể bị ngộ độc gây nguy hiểm cho mấy ông nhà giàu.
Thường thì vàng được thêm vào thức ăn dưới 3 dạng: Hiếm nhất là dùng vàng để trang trí. Phổ biến hơn 1 chút là người ta dùng bột vàng để rắc vào đồ ăn. Thậm chí cả đồ uống như rượu.Nhưng cách phổ biến nhất vân là dùng những lá vàng cực kỳ mỏng dát vào những miếng thịt, que kem hay bất kỳ mốn đồ ăn gì miễn là họ thích.
Có thêt các bạn không biết những lá vàng dùng để dát vào đồ ăn có kích thước siêu mỏng. Mỏng bất chấp khả năng tưởng tượng của chúng ta. Ví dụ như một chỉ vàng cỡ như hạt ngô người ta có thể cán mỏng nó thành tờ vàng rộng tới 1m2. Hay là 1000 lá vàng có kích thước 3x3cm với độ mỏng khoảng 1um. Tức là 10000 lá vàng như vậy mới được 1cm, 60 lá vàng nhu vậy mới bằng đường kính của một sợi lông. Nói chung là nó cực kỳ mỏng
Cho vàng vào thức ăn để làm gì?
Theo lý thuyết vàng là chất không mùi, không vị. Vì vậy chúng ta ăn vào sẽ chẳng cảm nhận gì hết cũng như ăn không khí mà thôi. Cho nên đúng ra mà nói thì việc cho vàng vào thức ăn sẽ không làm thức ăn thay đổi mùi vị, không ngon hơn mà cũng chẳng kém ngon đi chút nào.
Nhưng đó chỉ là về mặt khoa học còn theo tâm lí cảm giác ngon hay không chỉ phụ thuộc vào mùi vị của món ăn mà còn phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc của con người.
Ví dụ như: nếu bạn đang ăn một cái bánh nhưng ăn bên cạnh cái chuồng heo với nguyên một bãi shit to đùng nằm lù lù trước mặt thì cái bánh đó có vẻ nhưu sẽ kém ngon đi. Ngược lại cũng là cái bánh đó khi đưuọc đặt trong nhà hàng 10 sao trên một cái đĩa vàng được nieem yết với giá khoảng 100 triệu đồng thì bạn sẽ cảm thấy cái bánh đó ngon hơn. Hay bạn ăn 1 cái gần hết hạn bạn cũng thấy ghê ghê và cảm giác không ngon so với cái bánh vừa được lấy trong lò ra.
Hiệu ứng tâm lý kỳ vọng
Chứng tỏ việc chúng ta kỳ vọng vào món ăn như thế nào nó sẽ mang lại cho chúng ta cảm giác như vậy. Từ đây chúng ta thấy nếu dát vàng vào miếng thịt bò. Thực tế là nguyên tố vàng không làm thay đổi hương vị của miếng thịt bò nhưng chắc chắn là miếng thịt bò trông sẽ giá trị hơn, đắt hơn và có thể đẹp hơn tùy góc nhìn mỗi người.
Theo hiệu ứng tâm lý kỳ vọng vì nó đắt hơn, quý hơn nên chúng ta cảm nhận được miếng thịt bò ngon hơn. Có điều là không phải ai cũng cảm nhận được như vậy. Dù sao thì những người có tiền hoặc thậm chí là thừa tiền thì họ luôn có cách để tiêu tiền một cách xa xỉ, đẳng cấp hơn hẳn người dân thường. Các nhà hàng cũng luôn nghĩ ra cách phục vụ cho giới thượng lưu này nâng tầm của họ lên mây và một trong những cách đơn giản nhất là dát vàng vào mọi thứ. Từ xe hơi cho đến đồng hồ hay cái khuy áo, cái gọng kính. Và đến cả đồ ăn thức uống cũng có thể dát bằng vàng. Đơn giản là để cho nó phù hợp với nhà giàu thôi. Tôi có tiền mà ăn kiểu bình thường làm sao thể hiện được sự giàu có của tôi.
Cho vàng vào thức ăn có gây hại cho sức khỏe không?
Nhưng cứ cho vàng vào thức ăn như vậy không sợ nguy hiểm đến tính mạng hay sao. Thì chúng ta thấy thủy ngân cũng là một nguyên tố kim loại và nó thì cực kỳ đọc hại. Vậy vàng có như vậy không? Thì rất may mắn, vàng đúng được sinh ra dành cho giới nhà giàu. Nó hoàn toàn không độc hại gì kể cả khi chúng ta ăn no vào bụng.
Threo khoa học vàng là kim loại thuộc nhóm quý trong bảng tuần hoàn mà những chất thuộc nhóm này thì có những tính chất rất đặc biệt. Hiểu nôm na thì nó trơ, ít phản ứng hóa học và cực kỳ bền, khó bị oxi hóa cho nên ăn vào thì nó vẫn nguyên vẹn như vậy rồi nhẹ nhàng đi ra đường khác mà thôi. Nó sẽ chẳng gây hại gì cho cơ thể chúng ta cả. Là một nước kỹ tính và yêu cầu về an toàn thực phẩm rất cao nhưng Nhật vẫn chấp nhận hợp pháp để vàng trở thành 1 chất phụ gia để được phép cho vào đồ ăn. Trên thế giới cũng chưa từng ghi nhận bất cứ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe khi con người ăn vàng
Kết luận
Tóm lại là vàng an toàn khi ăn. Nhà bạn có điều kiện thì có thể ăn vàng thay cơm cũng được. Nó sẽ đi ra ngoài như con chồn ăn hạt cà phê mà thôi
Như vậy qua bài viết này chúng ta biết rằng vàng hoàn toàn có thể ăn được không hại gì. Nhưng vàng cũng chẳng có mùi vị gì. Chẳng làm cho thức ăn thay đổi tính chất nó chỉ được thêm vào cho đẹp, cho nó xa xỉ và có cảm giác ngon hơn do hiệu ứng tâm lý kỳ vọng. Thực ra để có được sự xa xỉ này bạn cũng không tốn tiền lắm. Một nhà hàng ở Mỹ niêm yết giá thịt bò dát vàng khoảng 9 triệu đồng cho gần 2 lạng thịt. Như vậy mỗi miếng thịt vừa miệng bạn chỉ mất 1 triệu đồng mà thôi.
Còn ông thánh rắc muối mà bạn hay thấy trên tiktok thì bán đắt hơn khoảng 25 triệu đồng cho một xuất bò dát vàng như vậy. Đó rẻ thôi mà 😆 😆