Sương sâm là món ăn nhẹ giải khát mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn còn e ngại không biết sương sâm có kỵ với thực phẩm gì hay không?
Thạch sương sâm là món ăn nhẹ thường dùng làm bữa ăn xế hoặc món tráng miệng. Tuy nhiên, có nhiều lời đồn đoán rằng ăn sương sâm không đúng cách hoặc ăn chung hoặc ăn ngay sau khi ăn một số món có thể gây ra các vấn đề sức khỏe. Do đó, một số người đặt ra câu hỏi “Sương sâm kỵ với gì?” để tránh lợi bất cập hại. Để biết được lời đáp chi tiết, mời bạn cùng Sức khỏe tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Sương sâm là gì?
Trước khi muốn biết sương sâm có tác dụng như thế nào thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sương sâm là gì đã nhé!
Sương sâm là món ăn khá phổ biến nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa sương sâm, sương sa và sương sáo. Vậy Sương sâm là gì?
Sương sâm được biết đến là một loại cây mọc hoang trong tự nhiên tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam chúng ta, là loại thực vật thân leo, sống lâu năm và sinh trưởng rất tốt, mỗi cây sẽ có nhiều nhánh dây nhỏ. Lá cây sương sâm có thể thu hái quanh năm.
- Sương sâm có tên gọi khác: Lá mối, dây sâm lông, dây xanh leo, xanh tam, sương sâm trơn, sâm sâm…
- Tên khoa học: Tiliacora triandra
- Họ: Menispermaceae.
Tại Việt Nam, cây sương sâm được chia thành hai loại chính là:
Cây sương sâm có giá trị sử dụng với toàn bộ các bộ phận, tuy nhiên, lá sương sâm được sử dụng là nhiều hơn cả. Sương sâm có thể thu hoạch lá quanh năm, thời điểm từ 3 – 4 tháng sau thời gian trồng là có thể thu hoạch.
Lá sương sâm sau khi thu hoạch nếu không dùng luôn sẽ được rửa sạch, phơi khô và dùng dần. Quá trình bảo quản lá cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và không đặt tại các vị trí ẩm thấp.
Sương sâm có tác dụng gì?
1. Thành phần dinh dưỡng có trong sương sâm
Lá sương sâm chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, bao gồm:
- Carbohydrate
- Chất béo
- Protein
- Vitamin A
- Vitamin B
- Canxi
- Phốt pho
- Hợp chất polyphenol và flavonoid…
2. Ăn sương sâm có tác dụng gì?
Trước khi đi tìm lời đáp cho thắc mắc thạch sương sâm kỵ với gì, mời bạn cùng khám phá một số công dụng nổi bật của món ăn này. Những dưỡng chất có trong lá sương sâm góp phần mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như:
- Ổn định đường huyết: Một hợp chất hữu cơ alkaloid gọi là bisbenzylisoquinoline có trong sương sâm giúp ức chế và ổn định lượng đường trong máu. Nghiên cứu cũng cho thấy chiết xuất etanolic có trong lá sương sâm có tác dụng hạ đường huyết ở mô hình động vật.
- Chống oxy hóa: Các hợp chất chống oxy hóa tự nhiên có trong lá sương sâm có thể chống lại các gốc tự do – tác nhân gây bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư…
- Tăng cường miễn dịch: Chiết xuất ethyl acetate của sương sâm có hoạt tính điều hòa miễn dịch cao. Nhờ đó mà việc ăn thạch sương sâm có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch và sức khỏe tổng thể, phòng ngừa nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng.
- Điều hòa huyết áp: Các hợp chất hoạt tính sinh học trong sương sâm có thể giúp điều hòa huyết áp nhờ mang lại nhiều lợi ích cho tim, mạch máu và hệ thần kinh. Hợp chất flavonoid cũng góp phần làm giảm độ cứng của động mạch, từ đó giảm các loại oxy phản ứng (ROS). Nghiên cứu cũng cho thấy sương sâm có thể giúp giảm nồng độ malondialdehyde ở phụ nữ mang thai bị tăng huyết áp nhẹ.
- Cải thiện hệ tiêu hóa: Sương sâm chứa flavonoid giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn. Trong dân gian, lá sương sâm cũng thường được dùng để giảm tiêu chảy, duy trì sức khỏe đường ruột, điều hòa axit dạ dày, giảm đau dạ dày.
- Cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ: Sương sâm có tiềm năng trong việc điều trị rối loạn chức năng não do rượu gây ra. Nghiên cứu cho thấy, chiết xuất từ sương sâm hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ ở chuột nghiện rượu bằng cách giảm stress oxy hóa.
- Ngăn ngừa loãng xương: Hợp chất canxi photphat có trong sương sâm giúp củng cố và tăng cường sức khỏe xương răng, giảm nguy cơ loãng xương.
Giải đáp thắc mắc: Sương sâm kỵ với gì?
Có thể thấy, sương sâm mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng, liệu thạch sương sâm có kỵ với thực phẩm gì hay không?
Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy thạch sương sâm kỵ với một thực phẩm cụ thể nào đó. Vì vậy, bạn có thể yên tâm ăn sương sâm tráng miệng hoặc ăn xế để giải khát và dằn bụng nhé!
Mặc dù vậy, theo Đông y, sương sâm là thực phẩm có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa táo bón. Nếu ăn quá nhiều thực phẩm có tính hàn cùng một lúc, bạn có nguy cơ bị đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, nhất là khi thể trạng của bạn là thể hàn.
Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều sương sâm cùng lúc với nhiều món ăn có tính hàn khác, chẳng hạn như:
Ăn sương sâm nhiều có tốt không?
Mặc dù sương sâm tốt cho sức khỏe và vẫn chưa có thông tin cụ thể về việc sương sâm kỵ với gì, nhưng việc ăn quá nhiều sương sâm có thể không có lợi. Như đã đề cập, nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn thạch sương sâm cùng một lúc, tính hàn của món ăn vặt này có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như:
Do đó mà bạn nên ăn sương sâm có chừng mực dù cho món ăn này có tác dụng giải khát rất hiệu quả trong những ngày oi bức.
Bạn có thể quan tâm:
Cách ăn sương sâm khoa học
Như vậy là câu trả lời đối với băn khoăn “Sương sâm kỵ với gì?” đã được bật mí. Để đảm bảo an toàn khi thưởng thức sương sâm, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau:
- Không ăn quá nhiều sương sâm cùng một lúc. Có khuyến cáo rằng người lớn chỉ nên ăn tối đa 2 ly thạch sương sâm/ngày, còn trẻ nhỏ thì chỉ nên ăn ½ ly sương sâm/ngày.
- Nếu có thể, bạn nên tự mua lá sương sâm về làm thạch thay vì mua thạch sương sâm được bày bán sẵn để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Ưu tiên sử dụng lá sương sâm tươi làm thạch thay vì gói bột sương sâm để giữ tối đa hàm lượng dinh dưỡng có trong lá sương sâm.
- Phụ nữ có thai vẫn có thể sử dụng thạch lá sương sâm trong thai kỳ như một món ăn vặt và hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng hơn, nhưng cũng không nên lạm dụng, sử dụng lượng phù hợp và theo dõi cơ thể mình nhé.
Hi vọng những thông tin trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc “Sương sâm kỵ với gì?”. Sương sâm có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu được tiêu thụ đúng cách, đúng liều lượng. Do đó, bạn nên ăn thạch sương sâm theo hướng dẫn trong bài nhé!