Trong căn nhà của chúng ta đều mắc rất nhiều đèn, thường thì buổi sáng chúng ta bật đèn lên cho căn phòng sáng sủa, và mọi người đều có thể để ý đến chúng. Nhưng chỉ cần quan sát thêm một chút thì bạn có thể phát hiện rằng trong số đèn đó có thể phân chia làm hai loại, một loại phát sáng màu vàng và sau một thời gian sẽ nóng lên còn một loại phát sáng màu ánh bạc, nhưng không phát nhiệt. Chúng ta giải thích về vấn đề này như thế nào?
Thực ra, loại thứ nhất là đèn điện với ánh sáng trắng, nó dựa vào dòng điện làm nóng dây tóc bóng đèn làm phát ra ánh sáng vì vậy khi chúng sáng có thể đồng thời sinh ra nhiệt, do vậy gọi là nguồn ánh sáng nóng. Đèn điện với ánh sáng trắng có thể biến một phần rất nhỏ điện năng thành ánh sáng mà ta có thể thấy, còn một bộ phận lớn dư thừa còn lại đều tiêu hao với hình thức nhiệt năng, những tia bức xạ nhiệt đó hầu hết đều có hại cho mắt của con người.
Loại thứ hai là đèn nhật quang. Đèn nhật quang được chế tạo thành từ việc nghiên cứu loài đom đóm của các nhà khoa học. Đom đóm là một loài động vật có thể phát ra ánh sáng.
Chúng ta thường gặp chúng trong cây cỏ vào mùa hè. Các nhà khoa học nghiên cứu phát hiện, nơi phát sáng của đom đóm nằm ờ phần bụng. Bộ phận phát sáng này được họp thành từ tầng phát sáng, tầng trong suốt và tầng phản xạ.
Tầng phát sáng bao gồm hai loại vật chất là chất huỳnh quang và dung môi huỳnh quang. Dưới tác dụng của dung môi huỳnh quang, chất huỳnh quang và ô-xi phát sinh phản ứng hoá học phát ra huỳnh quang, nó chuyển hoá 100% năng lượng hoá học thành năng lượng ánh sáng, không sinh ra nhiệt lượng, do đó gọi là nguồn sáng lạnh. Loại ánh sáng lạnh này có hiệu suất phát quang cao, thường rất êm dịu, thích hợp với mắt con người.
Đèn nhật quang chính là dựa vào nguyên lý sáng lạnh chế tạo thành từ chất huỳnh quang và dung môi huỳnh quang lấy ra từ bộ phận phát sáng của đom đóm và nhờ các vật chất hoá học khác. Điều này làm thay đổi rất lớn nguồn chiếu sáng của nhân loại.