Nói đến thái giám trong thời kì lịch sử phong kiến Trung Quốc, thì đây là chủ đề khá thú vị bởi thái giám luôn là nhân vật bí ẩn có rất ít ghi chép lịch sử nói về họ. Tại sao cơ thể thái giám xưa luôn có mùi lạ rất khó chịu? Nhiều người thắc mắc về câu hỏi này, vậy tại sao lại như vậy?
Có nhiều thay đổi về cơ thể sau khi trở thành thái giám
Hoạn quan là một tầng lớp đầy bí ẩn trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Nhiều người ở đỉnh cao quyền lực, chẳng thua kém các vị đại quan nhưng cũng không ít người chịu nhiều đau đớn, đầy đọa chốn thâm cung.
Trở thành thái giám, các thiếu niên có rất nhiều thay đổi về cơ thể. Ngoài giọng nói và gương mặt đặc biệt khác lạ sau khi tịnh thân, ít người biết rằng họ phải chịu nỗi xấu hổ tế nhị.
Theo Qulishi, trong một tài liệu ghi chép của tác giả Steadicam, ông có mô tả rằng, giọng nói của thái giám sẽ trở nên “ồn” hơn sau khi bị tịnh thân. Nếu họ bị hoạn khi còn là trẻ em, giọng nói sau đó sẽ như những bé gái. Còn tịnh thân sau khi đã trưởng thành thì giọng nói sẽ càng ngày càng lảnh lót hơn.
Các thái giám nam cũng không thể có râu. Dù một người có bao nhiêu râu trên gương mặt, trước hay sau tịnh thân, thì bộ râu đó sẽ dần mất đi sau 2 hoặc 3 tháng tịnh thân.
Tại sao cơ thể thái giám có mùi “nồng nặc”?
Một điểm mà ít người biết cũng được đề cập trong quyển sách của tác giả Steadicam, đó là sau khi tịnh thân, thái giám sẽ mắc chứng đái dầm trong một khoảng thời gian ngắn, thường là từ 2 đến 3 tháng. Nhưng nếu thời gian này kéo dài lâu hơn thì lúc đó, thái giám này sẽ bị thái giám tổng quản trừng phạt cho đến khi nào không còn đái dầm nữa.
Thái giám tiến vào cung thường ở lứa tuổi thiếu niên, cơ thể chưa phát triển hoàn toàn, họ sẽ phải chịu qua một quá trình thiến sống rùng rợn và kinh hoàng với những dụng cụ và phương pháp thô sơ thời đó. Vấn đề tế nhị mà các thái giám phải chịu đựng là bởi vì điều kiện y tế thời cổ đại không hề tốt, không có cách khử trùng hiệu quả sau khi tịnh thân thái giám. Họ phải tự mình vệ sinh vết cắt.
Sau khi tịnh thân, phần cơ thể thái giám này được thái giám trân trọng như mạng sống. Họ sẽ bảo quản nó cẩn thận đến suốt đời, tâm nguyện của thái giám là sau khi qua đời được chôn cùng bộ phận sinh dục để được toàn thây.
Đái dầm và thấm nước tiểu ra quần là chuyện không thể tránh khỏi. Trong xã hội phong kiến, mọi người thường sử dụng những câu từ khó chịu và kinh tởm nhất để mô tả mùi hôi từ cơ thể thái giám. Có những lúc đứng cách xa 300 mét còn có thể ngửi thấy những mùi hôi đó.
Tuy nhiên, mỗi thái giám có một mùi hôi khác nhau. Không ít người cho rằng, thái giám trên người có mùi nồng nặc đều là những thái giám cấp thấp, khác xa với các thái giám được ở cạnh hoàng đế mỗi ngày.
Theo Toutiao, để khắc phục nỗi hổ thẹn này, một số thái giám đã mặc quần áo thật dày để che giấu mùi hôi nhưng vào mùa hè, nếu mặc nhiều quần áo sẽ khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn. Cũng có thái giám đặt khăn tay vào đáy quần của mình để giúp giữ vệ sinh và đồng thời hạn chế mùi hôi thoát ra ngoài.
Nếu có điều kiện hơn, một số người khác sẽ tìm hương liệu để lấp đi mùi hôi kia. Chính vì sử dụng hương liệu mà các thái giám đã không khiến hoàng đế và các phi tần hậu cung khó chịu khi đứng gần. Tuy nhiên, không phải thái giám nào cũng có đủ khả năng và đủ tài chính để tìm hương liệu tốt.
Mỹ nhân tuyệt sắc nhưng lại là “tội nhân thiên cổ” trong sử Việt là ai?
Tại sao tử tù cổ đại được ăn 1 miếng thịt sống bốc mùi trước khi chết?
Kết cục của việc vay tiền không chịu trả là đây