Ngộ độc thức ăn là do ăn phải thức ăn đã bị nhiễm độc dẫn đến hiện tượng phát bệnh cấp tính. Trong điều kiện bình thường, thức ăn tự thân nó không hề có độc, nhưng trong quá trình vận chuyển, sản xuất, chế biến, bảo quản tiêu thụ không chú ý tới vấn đề vệ sinh nên vi khuẩn và các chất độc đã làm ô nhiễm thức ăn gây nên hiện tượng ngộ độc sau khi ăn.
Ngộ độc thức ăn là do các nguyên nhân dưới đây:
1. Ngộ độc thức ăn vi sinh: Bởi vì thực phẩm bị vi khuẩn làm cho nhiễm bẩn có chứa nhiều những vi khuẩn sống có thể dẫn đến hiện tượng ngộ độc, hoặc vi khuẩn sản xuất ra độc tố, hay vi khuẩn sống và độc tố cùng tồn tại trong thực phẩm đã gây ra hiện tượng ngộ độc sau khi ăn. Ngộ độc thức ăn vi sinh chiếm 60 – 70% trong số các vụ ngộ độc thường thấy vào mùa hè, thu, thời tiết nóng nực, môi trường ẩm ướt, đặc biệt là trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 9. Bởi vì thời gian này chính là thời điểm thích hợp để vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhanh chóng, thêm vào đó phương pháp chế biến bào quản không đúng cách, diệt khuẩn không triệt để lại càng dễ gây ra hiện tượng ngộ độc thức ăn.
2. Ngộ độc thức ăn hóa học. Chủ yếu là do các chất hoá học độc hại như thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc chuột, muối thiếu gây ra khi chúng bị lẫn vào với thực phẩm. Tỷ lệ phát bệnh của loại ngộ độc này chỉ xếp sau ngộ độc vi khuẩn, nhưng triệu chứng trúng độc khá nguy hiểm.
3. Ngộ độc động vật. Trong cơ thể một số động vật có chứa các nguyên tố độc mà trong quá trình gia công, chế biến chưa làm sạch hết, cho nên sau khi ăn đã xảy ra hiện tượng trúng độc. Ví dụ như ngộ độc cá nóc, ngộ độc mật cá tươi…
4. Ngộ độc thực vật: là hiện tượng trúng độc do ăn phải một số thực vật chứa độc, hay trong quá trình trồng trọt, bảo quản, chế biến không có những phương pháp làm sạch độc thích hợp nên sau khi ăn phải những thức ăn chế biến từ thực vật này đã dẫn đến hiện tượng ngộ độc.
5. Ngộ độc thực phẩm do độc tố của vi khuẩn. Trong quá trình trồng trọt, thu hoạch vận chuyển, bảo quản, tiêu thụ, thức ăn do bị vi khuẩn tấn công làm hỏng đã dẫn đến hiện tượng ngộ độc trên.