back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tạm khóa báo có là gì?Chủ tài khoản có nhận được tiền không

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Bên cạnh việc sao kê tài khoản thì tạm khóa báo có tài khoản ngân hàng đang là vấn đề “hot” hiện nay. Vậy là tạm khóa báo có là như thế nào và khi tài khoản ở trạng thái này có thể giao dịch và nhận tiền bình thường được hay không? Biết Tuốt sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc trên trong bài viết sau đây, cùng theo dõi nhé!

Tạm khóa báo có là gì? Chủ tài khoản tạm khóa báo có có nhận được tiền hay không

Tạm khóa báo có là gì
Tạm khóa báo có là gì?

Tạm khóa báo có là tạm thời khóa tài khoản thanh toán. Tạm dừng tất cả các giao dịch tại thẻ. Khi tài khoản tạm khóa báo có, chủ tài khoản sẽ không nhận được tiền đến. Tuy nhiên vẫn có thể chuyển tiền đi. Trong các trường hợp chủ tài khoản thông báo thẻ bị mất cắp hoặc xuất hiện các cuộc giao dịch mạo danh việc tạm khóa báo có vào tài khoản ngân hàng thường xảy ra.

Ngoài ra, tài khoản cũng có thể tạm khoá khi có văn bản yêu cầu và quyết định sao kê tài khoản của cơ quan pháp lý hoặc khi phía ngân hàng phát hiện lỗi giao dịch.

Chủ tài khoản có nhận được tiền không
Chủ tài khoản có nhận được tiền không?

Tuy nhiên, những giao dịch này sẽ bị treo trong 1 – 2 ngày làm việc. Và bạn sẽ nhận được tiền sau khi mở lại tài khoản. Còn trong trường hợp sau 2 – 3 ngày làm việc tài khoản vẫn không mở lại trạng thái bình thường, tiền sẽ tự động được hoàn về tài khoản người gửi.

Lưu ý rằng: trong thời gian giao dịch bị treo trong 1 – 2 ngày, tiền chỉ được hoàn về cho người gửi khi có yêu cầu từ phía người nhận.

Theo Điều 16 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN, khách hàng cá nhân hoặc tổ chức có thể thỏa thuận bằng cách gửi trước bằng văn bản hoặc yêu cầu qua điện thoại trong trường hợp khẩn cấp giữa chủ tài khoản với phía ngân hàng.

Khi nào tài khoản bị thông báo tạm khóa báo có

Khi nào tài khoản bị thông báo tạm khóa báo cóo
Khi nào tài khoản bị thông báo tạm khóa báo có

Trong một số trường hợp dưới đây, chủ tài khoản dù không yêu cầu vẫn sẽ nhận được thông báo tạo khóa báo có vào tài khoản ngân hàng:

  • Khi xuất hiện những sai sót giữa các chủ tài khoản dùng chung.
  • Khi có văn bản yêu cầu và quyết định thẩm tra tài khoản của cơ quan pháp lý.
  • Khi phía ngân hàng nhận được các báo cáo về quá trình thanh chuyển khoản xảy ra nhầm lẫn. Lúc này số tiền được báo lỗi và tài khoản khách hàng có thể bị phong tỏa.
  • Trong trường hợp này, cách nhanh nhất để bạn có thể sử dụng lại tài khoản một cách bình thường đó là liên hệ trực tiếp với ngân hàng bạn đang sử dụng dịch vụ để được nhân viên ngân hàng hỗ trợ

Những trường hợp bị tạm khóa, đóng và phong tỏa tài khoản ngân hàng

Tài khoản phong tỏa là tài khoản đăng ký của cá nhân và chỉ được phép giao dịch rút – chuyển tiền trong một hạn mức nhất định tùy theo quy định của ngân hàng.

Tài khoản phong tỏa cũng được coi như là một bảng chứng minh tiềm lực tài chính đối với sinh viên du học quốc tế trong thời hạn 1 năm.

Tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán

Tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán
Tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán

Các trường hợp bị buộc phải tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt căn cứ theo quy định tại Điều 12 tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán trong văn bản hợp nhất số 10/VBHN-NHNN như sau:

1. Tài khoản thanh toán được tạm khóa (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản khi chủ tài khoản yêu cầu hoặc theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

2. Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong các trường hợp sau:

  • Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • hi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót.
  • Khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.

3. Việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc các tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều này đã được giải quyết.

4. Việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

Đóng tài khoản thanh toán

Đóng tài khoản thanh toán
Đóng tài khoản thanh toán

Trong trường hợp bạn cần đóng tài khoản thanh toán do nhu cầu cá nhân hoặc bị buộc phải đóng. Thì căn cứ theo Điều 13 đóng tài khoản thanh toán trong văn bản hợp nhất số 10/VBHN-NHNN về các quy định của ngân hàng có quy định sau đây:

1. Việc đóng tài khoản thanh toán được thực hiện khi:

  • Chủ tài khoản có yêu cầu và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán.
  • Chủ tài khoản là cá nhân bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
  • Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
  • Chủ tài khoản vi phạm hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
  • Chủ tài khoản hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vi phạm Điều 6 Nghị định này và các quy định pháp luật khác trong hoạt động thanh toán.
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Xử lý số dư khi đóng tài khoản thanh toán:

  • Chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản hoặc người được thừa kế, đại diện thừa kế hợp pháp trong trường hợp chủ tài khoản là cá nhân chết, mất tích hoặc theo yêu cầu của người giám hộ hợp pháp trong trường hợp chủ tài khoản là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự.
  • Chi trả theo quyết định của tòa án.
  • Xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người thụ hưởng hợp pháp số dư trên tài khoản đã được thông báo mà không đến nhận.

Sao kê là gì? Có những loại sao kê tài khoản ngân hàng nào?



Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328