0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào giá từ 500.000đ trở lên! - Giá không bao gồm phí Ship - Ship hàng toàn quốc đồng giá 30K.

HOTLINE

0832.807.555 - 098.361.3328

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

TẬT MÚT TAY Ở TRẺ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Tham khảo

Sản phẩm ngẫu nhiên

Giảm giá!

Kiện khớp tiêu thống Collagen Học Viện Quân Y Chính Hãng

Giá gốc là: 135.000 ₫.Giá hiện tại là: 110.000 ₫.
Giảm giá!

Hoạt Huyết An Thần Amitaka Plus Học Viện Quân Y

Giá gốc là: 85.000 ₫.Giá hiện tại là: 60.000 ₫.
Giảm giá!

Nano Curcumin Tam Thất Xạ Đen Học viện Quân Y

Giá gốc là: 185.000 ₫.Giá hiện tại là: 145.000 ₫.
Giảm giá!

Viên Khớp Osa Breck Học Viện Quân Y 30 viên

Giá gốc là: 156.000 ₫.Giá hiện tại là: 120.000 ₫.

I.  Nguyên nhân trẻ nhỏ hay mút ngón tay

–  Tật mút ngón tay rất hay bắt gặp ở trẻ nhỏ, biểu lộ trẻ đang cần được sự trợ giúp để tìm được cảm giác bình yên, nhất là khi không có mẹ ở bên cạnh. Hiện tượng này là một “ sở thích bình thường”, được coi như một trò chơi thú vị đối với bé trong những năm tháng đầu đời của trẻ, mang lại sự thích thú, sảng khoái giúp trẻ khôn lớn từng ngày.

–  Hầu hết trẻ nhỏ (sơ sinh) khi đói sẽ mút ngón tay. Ngậm, mút ngón tay ở giai đoạn này là một trong những biểu hiện của việc trẻ đói và có nhu cầu được bú sữa. Mút ngón tay làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu và được kích thích như tìm thấy cảm giác của bầu sữa mẹ. Đây là sự tiếp nối phản xạ tự nhiên của trẻ ngay khi còn trong bụng mẹ. Lâu dài về sau, thói quen này sẽ tiếp tục ngay cả khi trẻ không đói thậm chí đã lớn và thôi bú.

–  Đa số trẻ sẽ bỏ thói quen mút ngón tay khi được 1-2 tuổi, có khoảng 15% vẫn tiếp tục mút ngón tay cho tới 4 tuổi. Một số trẻ thích mút ngón tay vào ban đêm, khi bị căng thẳng tinh thần quá nhiều dù đã lớn, vì mút ngón tay là phản xạ tự nhiên để trẻ dễ chịu khi mệt mỏi, buồn chán, đói hoặc cần thư giãn. Các mẹ yên tâm mặc dù có tới 70-90% số trẻ em có thói quen mút ngón tay cái nhưng hầu hết các trẻ này sẽ tự động bỏ mút ngón tay lúc được 3-5 tuổi.

II.  Tác hại của thói quen mút tay ở trẻ.

–  Ngậm mút tay khi bàn tay trẻ chưa được rửa sạch là yếu tố thuận lợi để trẻ bị lây các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua đường tay- miệng như: bệnh tay-chân-miệng, cúm, thủy đậu, các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun. Trẻ ngậm ngón tay quá sâu khiên trẻ dễ bị nôn, nhất là sau khi bú, ăn.

–  Những trẻ có động tác mút mạnh liên tục thậm chí nhai hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở da ngón tay như bị nứt đi nứt lại, lở loét, sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da gây viêm da mủ. Mút tay nhiều, thời gian dài còn gây biến dạng ngón tay, tạo hình dạng ngón tay bất thường.

–  Trẻ 5-6 tuổi đang trong thời kỳ thay răng vĩnh viễn, tật ngậm mút tay có thể gây tổn thương ở răng và hàm dẫn đến tình trạng biến dạng răng như hàm bị hô, móm, lệch khớp cắn, khó phát âm. Về mặt tâm lý, mút ngón tay khiến trẻ bị xấu hổ, thiếu tự tin và bị các bạn trêu ghẹo, gây mặc cảm cho trẻ khi đến trường.

 

III.  Biện pháp giúp trẻ từ bỏ thói quen mút tay.

–  Điều khiển để bé chú ý đến đồ vật khác

Ngay lúc bé định đưa ngón tay lên miệng, đánh lạc hướng bé bằng cách động viên bé tham gia trò chơi mà bé phải sử dụng cả hai tay. Trước giờ ngủ mẹ nên để bé dùng tay giữ sách trong khi bạn đọc sách cho bé nghe. Lúc xem tivi…hãy giữ đôi tay của bé bằng cách cho bé ôm gối  bông.

–  Nhờ sự hỗ trợ của mọi người. Luôn quan tâm, để ý, nhắc nhở khi thấy bé mút tay, dần dần bé sẽ tự động từ bỏ thói quen này.

–  Chăm lo, nhắc nhở hành vi mút tay của bé, không nên la mắng mà thay vào đó là giảng giải cho bé biết khi bé đã lớn với kết luận “ con lớn rồi nên sẽ không mút tay nữa”

–  Thường xuyên cho bé xem các hình ảnh về vi khuẩn và giải thích cho bé hiểu vi khuẩn sống nhiều trên bàn tay và theo vào miệng của bé làm răng bị đau, bụng của bé cũng bị đau…

–  Khen ngợi sự thay đổi của bé ( đúng lúc) là cách tốt nhất để thúc đẩy sự cố gắng của bé.

–  Phụ huynh lưu ý thói quen vệ sinh cần thiết cho trẻ như nhắc bé rửa tay sạch, cắt móng tay, vệ sinh da…để tránh lây bệnh. Đồ chơi thường ngày và nơi vui chơi của bé phải đảm bảo vệ sinh thật tốt.

Lưu ý: Nếu tất cả cố gắng của bố mẹ đều không cải thiện được tật mút tay của bé, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên gia tâm lý để có biện pháp khắc phục hiệu quả hơn.

BS. Hoàng Ngọc Anh

Nguồn tham khảo

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài mới nhất

Hoạt huyết an thần

Giảm giá!

Hoạt Huyết An Thần Amitaka Plus Học Viện Quân Y

Giá gốc là: 85.000 ₫.Giá hiện tại là: 60.000 ₫.