Tết Trung Thu được chúng ta biết đến là tết lớn thứ ba tại Việt Nam, đánh dấu thời điểm trăng tròn và sáng nhất vào giữa tháng 8 âm lịch. Tết Trung Thu có những ý nghĩa riêng của nó. Vào ngày này, người ta thường làm cỗ, ngắm trăng. Thời điểm trăng cao và sáng nhất, bọn trẻ sẽ vừa chơi đùa. múa hát vừa ngắm trăng ăn bánh trung thu. Tại Trung Quốc người ta còn có tổ chức bắn pháo hoa trong ngày này.
Tết trung thu có nguồn gốc từ đâu?
Tết Trung Thu được bắt nguồn từ Trung Quốc và câu chuyện phía sau về nguồn gốc Tết Trung Thu được truyền lại như sau:
Vào một ngày giữa tháng 8 âm lịch với vầng trăng sáng, tròn vành vạnh và không khí mát mẻ, vua Đường Minh Hoàng đang dạo chơi tại vườn Ngự Uyển để thưởng thức cảnh đẹp thì người đã gặp được đạo sĩ La Công Viễn. Đạo sĩ xuất hiện với phép tiên và đưa nhà vua lên cung trăng thưởng ngoạn.
Ở trên cung trăng, nhà vua được chứng kiến cảnh sắc còn đẹp hơn ở nhân gian. Nhà vua đã vui mừng thưởng thức cảnh đẹp nơi tiên giới cùng với âm nhạc, ánh sáng huyền bí và các nàng tiên nữ múa hát thướt tha trong những bộ xiêm y lộng lẫy màu sắc .
Khi thỏa thích thưởng thức cảnh đẹp nơi tiên giới, thoáng chốc trời gần sáng, đạo sĩ phải nhắc nhở thì nhà vua mới nhận ra và trở lại nhân giới nhưng trong lòng vẫn lưu luyến, vấn vương cảnh đẹp nơi đây cũng như không khí của bữa tiệc. Sau khi trở lại nhân giới, về tới hoàng cung, vì vẫn vấn vương mãi không khí, cảnh tiên nên nhà vua đã cho sáng tác ra Khúc Nghê Thường Vũ Y cũng như lệnh cho dân chúng tổ chức tiệc chúc mừng, rước đèn sôi động vào ngày đó trong mỗi năm.
Từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng 8 âm lịch dần trở thanh phong tục tại dân gian cho tới nay.
Có người cho rằng việc treo đèn, thưởng trăng và bày cỗ trong ngày trung thu là để kỷ niệm ngày sinh nhật vua Đường Minh Hoàng. Bởi vì cũng vào ngày sinh nhật của nhà vua Đường Minh Hoàng, triều đình đã ra lệnh cho dân chúng khắp nơi treo đèn cũng như bày tiệc chúc mừng sinh nhật nhà vua.
Phong tục tổ chức lễ Trung Thu cũng ngày càng vươn xa,lan tỏa và ảnh hưởng đến nhiều nước tại Châu Á. Tại Việt Nam, tết Trung Thu được coi như một ngày lễ lớn như những ngày lễ như tết Nguyên Đán, tết Hàn Thực,…
Trong dịp này mọi nhà đều mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên vào buổi tối khi Mặt Trăng vừa mới lên cao. Đồng thời nhân ngày này, mọi người thường tặng cho ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng Bánh Trung Thu, hoa quả, trà và rượu. Người Trung Quốc thường tổ chức múa rồng vào dịp tết Trung Thu này, còn người Việt Nam mình thì múa sư tử hay múa lân. Con Lân là biểu tượng tượng trưng cho sự may mắn, an khang, thịnh vượng và sự an lành cho mọi nhà…
Người Việt xưa còn tổ chức hát Trống Quân và treo đèn lồng trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân hát mỗi dịp trung thu thường được hát theo nhịp ba “thình, thùng, thình”.
Ngày tết trung thu Việt Nam được diễn ra như thế nào?
Ý nghĩa tết Trung thu từ đầu là tết dành cho người lớn để họ có thời gian nghỉ ngơi, thưởng thức bánh, trà trong ngày rằm tháng 8. Hiện nay tại Việt Nam, tết Trung Thu đã có xu hướng trở thành dịp tết của trẻ em được vui chơi như một ngày tết thiếu nhi, thế nhưng những phong tục trong ngày lễ vẫn được lưu giữ tới nay,có thể kể đến như:
– Rước đèn: Tại một số vùng quê nước ta, nơi mà những mối quan hệ hàng xóm láng giềng vẫn còn được đề cao, bảo tồn và trân trọng, các gia đình thường tổ chức cho lũ trẻ con cùng nhau rước đèn đi khắp thôn, xóm trong đêm trung thu.
– Múa lân: Múa lân thường được tổ chức vào trước tết Trung Thu nhưng tưng bừng nhộn nhịp nhất là hai đêm ngày 15 và 16 tháng 8 âm lịch.
– Bày cỗ: Mâm hoa quả của dịp tết này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai…và quả bưởi là thứ quả không thể thiếu được.
– Làm đồ chơi trung thu: Mặt nạ, đèn ông sư, đèn ông sao và đầu sư tử là các loại đồ chơi được sử dụng nhiều nhất trong dịp lễ tết Trung thu.
– Các loại bánh trung thu: hai loại bánh đặc trưng của mùa trung thu là bánh nướng và bánh dẻo.
– Hát trống quân: Tết trung thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Cặp đôi nam và nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, phát ra giai điệu “thình thùng thình” làm nhịp cho câu hát đối
– Tục tặng quà: Tết Trung thu mọi người thường tặng cho nhau những món quà. Quà tặng thường là những hộp bánh, lồng đèn, áo quần, tiền
– Ngắm trăng: Người ta thường ngắm trăng vào đêm trung thu mặt trăng tròn và đẹp nhất vào lúc này
*Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám.
Tết trung thu lớn nhất tại Tuyên Quang!
Tết trung thu luôn luôn đặc biệt đối với mỗi người dân Việt Nam, nhất là đối với trẻ em. Và thật tuyệt vời nếu bạn cùng với gia đình của mình tham gia lễ hội trung thu được tổ chức tại Tuyên Quang, nơi được coi là có lễ hội độc đáo nhất ở Việt Nam nhờ những chiếc đèn lồng khổng lồ tuyệt đẹp và đầy màu sắc.
Nằm ở vị trí trung tâm của miền Bắc nước Việt Nam. Tuyên Quang được coi là một trong những địa điểm có cảnh quan thiên nhiên đẹp nhất tại Việt Nam với nhiều nét văn hóa đặc sắc và không kém phần thú vị, độc đáo, hấp dẫn khách thăm quan. Bên cạnh đó, Tuyên Quang là nơi gắn liền với quá trình hình thành lịch sử quốc gia.
Đây cũng là nơi thể hiện nét văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía bắc nước ta. Sở hữu nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các cộng đồng dân tộc đã sinh sống ở vùng đất này trong một thời gian dài, Tuyên Quang chắc chắn sẽ là một địa điểm du lịch đem tới những trải nghiệm hấp dẫn nhất tại Việt Nam.
Lễ hội trung thu Tuyên Quang đã trở thành một sự kiện vĩ mô ở Tuyên Quang nhờ các sự sáng tạo của người dân bản địa cách đây 9 năm về trước. Lúc đầu, một số hộ gia đình ở phường Tân Quang đã thiết kế và làm những mẫu đèn lồng khổng lồ để chào mừng tết trung thu. Sau đó, các phường khác gần đó cũng làm theo và điều đó đã dẫn đến một lễ kỷ niệm tết trung thu hoành tráng ngày nay.
Với cuộc diễu hành đầy màu sắc của những chiếc đèn lồng khổng lồ, thành phố Tuyên Quang đã trở thành điểm đến du lịch lý tưởng ở Việt Nam để tận hưởng mùa trung thu thú vị cùng với gia đình của mọi người khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Chuyến du lịch đến Tuyên Quang chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một trong những kỷ niệm về lễ hội Trung thu ý nghĩa nhất từ trước đến nay, đồng thời bạn sẽ được tận hưởng những kỳ nghỉ dưỡng ngọt ngào cùng với gia đình tại thành phố xinh đẹp này.
Trung thu năm 2021 diễn ra vào ngày nào ?
Trung Thu năm 2021 rơi vào Thứ 3, ngày 21/9/2021 Dương lịch.
Vậy tức là chưa đầy 1 tháng nữa là đã đến tết trung thu (tết lớn thứ 3 trong năm). Các bạn FA đã có bạn đi chơi trung thu cùng chưa…. Chưa có thì kiếm đi nhé.!!!!
Bích Hằng ST.
Những món ăn đặc biệt của vùng đất Tuyên Quang là gì?
Tết Trung thu 2021 là ngày bao nhiêu? Cần chuẩn bị những gì?