back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

THAI NHI SUY DINH DƯỠNG VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

 

 Thai nhi suy dinh dưỡng là bào thai đã bị ốm yếu ngay khi còn nằm trong bụng mẹ, trường hợp xấu nhất là gây tử vong cho thai (thai chết lưu).

       Thai suy dinh dưỡng còn gọi là thai chậm phát triển trong dạ con. Trẻ nhỏ được đẻ ra có thể đủ hoặc non tháng nhưng cân nặng không đạt mức độ trung bình thấp nhất của các thai ở lứa tuổi đó, thai đủ tháng có cân nặng dưới 2,5kg thì đó là thai suy dinh dưỡng.

          I. Nguyên nhân thai bị suy dinh dưỡng

       1. Mẹ

       – Nhiễm độc thai nghén, tăng huyết áp, mắc bệnh thận, tim, tiểu đường, thiếu máu, ăn uống kém, không đủ no về chất, lượng.

       – Nghiện rượu, thuốc lá, ma túy.

       – Lao động quá sức, luôn sống trong tình trạng lo sợ,…

       2. Con

       – Tình trạng thai đôi, thai ba,…

       – Thai bị nhiễm khuẩn, nhiễm virus trong bụng mẹ.

       – Thai có dị tật di truyền ở nhiễm sắc thể.

       3. Trường hợp bất thường

       – Phần phụ thai nhi: rau tiền đạo, rau bong non một phần khi có thai, các u máu ở rau.

       – Bất thường ở dây rốn như dây rốn bám mảng

       – Trường hợp không rõ nguyên nhân: tới 20 – 30%

          II. Cách nhận biết thai đã bị suy dinh dưỡng

       1. Triệu chứng thai suy dinh dưỡng không rõ rệt trên cơ thể mẹ, do đó khó chẩn đoán. Khi khám thai thường chỉ thấy bụng bà mẹ nhỏ, chiều cao dạ con phát triển không phù hợp với tuổi thai.

       2. Các bà mẹ phải nhớ chính xác ngày có kinh lần cuối trước khi có thai của mình để bác sỹ tính được tuổi thai chính xác.

       3. Sử dụng máy siêu âm để chẩn đoán, theo dõi tuổi thai, sự phát triển của thai.

          III. Nguy hại của thai suy dinh dưỡng

       – Thai suy dinh dưỡng là thai bị ốm yếu ngay trong bụng mẹ, có thể gây tử vong (thai chết lưu).

       – Nếu đẻ ra, thai suy dinh dưỡng dễ ốm đau, khó nuôi…, tử vong sơ sinh cao. 

       – Thai suy dinh dưỡng nếu nuôi được thường phát triển chậm cả về thể chất lẫn tinh thần.

          IV. Biện pháp phòng chống không để thai suy dinh dưỡng

·         Bà mẹ:

       – Khi có thai cần được ăn đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bào thai như thịt, cá, trứng, hoa quả tươi,…

       – Uống thêm viên sắt/ acid folic từ khi có thai đến sau khi đẻ để chống thiếu máu.

       – Bổ sung canxi bắt đầu từ ba tháng giữa của thai kỳ theo chỉ định của bác sỹ. 

       – Uống vitamin D 1000 đơn vị/ngày từ tháng thứ 7 hoặc uống 100.000 đơn vị – 200.000 đơn vị 1 lần vào tháng thứ 7 của thai kỳ.

       – Chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo âu sợ hãi,… trong cuộc sống.

       – Không uống rượu, hút thuốc lá,… khi có thai.

       – Khi có thai phải được khám định kỳ đều đặn (1 tháng/lần) để phát hiện kịp thời các bất thường về thai nghén, sự phát triển của thai từ đó và tư vấn cho các bà mẹ cách chăm sóc không để thai bị suy dinh dưỡng.

       – Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đẻ thưa, không đẻ con khi dưới 18 tuổi và trên 35 tuổi.

BS. Hoàng Ngọc Anh

——-

Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: 2C Nguyễn Viết Xuân – Quang Trung – Hà Đông ( 70 Nguyễn Chí Thanh chuyển về )

Hotline: 0969 59 59 38

Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com

Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao

Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328