Phát hiện sớm bệnh còi xương ở trẻ và điều trị đúng cách bằng dinh dưỡng, thực đơn phù hợp, con bạn có thể lớn lên khỏe mạnh.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hương – Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế Viện Dinh dưỡng Quốc gia; Bác sĩ trưởng, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome miền Bắc, còi xương là rối loạn gây giảm khoáng hóa của đĩa sụn tăng trưởng và xương ở trẻ nhỏ, thanh thiếu niên… Nguyên nhân là thiếu vitamin D hoặc khiếm khuyết về chuyển hóa và chức năng của nó; thiếu canxi, phosphat hay giảm hoạt động của phosphataza kiềm.
Có 3 loại còi xương: dinh dưỡng; do rối loạn chuyển hóa vitamin D; do rối loạn tái hấp thu phosphat ở ống thận.
Còi xương dinh dưỡng do thiếu vitamin D hoặc canxi là bệnh thường gặp ở trẻ. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả như: biến dạng xương, ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc và sức khỏe trẻ
Làm sao nhận biết trẻ bị còi xương?
Trẻ bị chẩn đoán còi xương dựa trên tiền sử bệnh lý, dấu hiệu lâm sàng, kết quả xét nghiệm máu gồm: hàm lượng vitamin D hoặc canxi thấp và có thể xác nhận hình ảnh trên X-quang.
Bên cạnh đó, trẻ bị còi xương thường có một số dấu hiệu như: hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, đổ mồ hôi trộm; rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn; có một số biểu hiện bất thường ở xương hộp sọ (thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp đóng chậm, bướu đỉnh, trán dô, đầu bẹp cá trê). Ngoài ra, các triệu chứng dễ nhận thấy như chậm phát triển vận động (chậm biết lẫy, bò, đi, đứng…), chậm mọc răng, hay táo bón…
Trường hợp còi xương cấp tính, trẻ có thể bị co giật do hạ canxi máu. Nếu còi xương tiến triển nặng có thể để lại nhiều di chứng nặng nề. Lưu ý, nếu không điều trị kịp thời, bé có thể bị chán ăn, suy dinh dưỡng, thiếu máu.
Nutrihome trang bị hệ thống máy sắc ký lỏng hiệu năng cao UPLC, có khả năng định lượng nồng độ vitamin D ở mức thấp nhất (nanogram/ml), hỗ trợ các bác sĩ dinh dưỡng chẩn đoán sớm, chính xác tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ. Từ đó đưa ra phác đồ bổ sung vitamin D thích hợp, xây dựng khẩu phần ăn và thực đơn cá thể hóa theo thói quen ăn uống của trẻ.
Thực đơn giúp phòng tránh còi xương
Bổ sung vitamin D là cách điều trị còi xương hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, nếu thừa vitamin D trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe trẻ như: vôi hóa động mạch, sỏi thận… Do đó, phụ huynh không nên tự ý bổ sung cho con mà cần tuân thủ theo chỉ định bác sĩ.
Bên cạnh đó, trẻ còi xương cần được xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học với các thực phẩm giàu vitamin D như: sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, thịt, bột yến mạch, cá biển béo, rau xanh và hoa quả tươi…
Dưới đây là thực đơn gợi ý cho trẻ 1-2 tuổi bị còi xương:
Cháo tôm, cải bó xôi
Thành phần: gạo tẻ 30 gram (220-250ml nước), tôm 30 gram, cải bó xôi: 30 gram, mỡ, dầu ăn 5-7 gram.
Cách chế biến: gạo tẻ 30 nấu cùng 220-250 ml nước. Tôm làm sạch bóc vỏ, bỏ đầu, bỏ chỉ đen, băm nhuyễn. Cải bó xôi lấy lá xanh, bỏ cuống và lá già rồi băm nhuyễn. Nấu tôm cùng cải bó xôi và cháo đến khi chín đều, bỏ mỡ hoặc dầu ăn, quấy đều.
Thành phẩm: bát cháo sánh đều, màu xanh lá, thơm mùi tôm và cải bó xôi, không bị nồng, không tách lớp cháo và dầu mỡ.
Cháo cá lóc bí đỏ
Thành phần: gạo tẻ 30 gram (220-250ml nước), cá lóc 30 gram; bí đỏ: 30 gram; mỡ hoặc dầu ăn từ 5 gram đến 7 gram.
Cách chế biến: gạo tẻ 30 gram nấu cùng 220-250ml nước. Cá lóc làm sạch bóc xương, da, hấp chín và tán nhuyễn. Bí đỏ hấp chín, nghiền nhuyễn. Nấu cá lóc cùng bí đỏ và cháo đến khi chín đều, bỏ mỡ hoặc dầu ăn, quấy đều.
Thành phẩm: bát cháo sánh đều, thơm mùi cá lóc và bí đỏ, không tách lớp cháo và dầu mỡ
Tại Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, quy trình khám, tư vấn, điều trị còi xương ở trẻ được xây dựng khoa học, hiệu quả. Bên cạnh dùng thuốc, bé được bác sĩ dinh dưỡng xây dựng khẩu phần theo tình trạng bệnh lý. Chuyên viên tiết sẽ thiết kế thực đơn cá thể hóa theo sở thích. Trong khi đó, chuyên gia ẩm thực hướng dẫn phụ huynh chế biến, kết hợp với các bài vận động nâng cao thể trạng từ bác sĩ y học thể thao, vận động
Thảo My