back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Top 5 thuốc cai rượu bia được đánh giá tốt nhất hiện nay •

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Đối với những người nghiện rượu nghiêm trọng, thuốc cai rượu có thể là một phương pháp hỗ trợ cai hiệu quả. Một số loại thuốc được thiết kế đặc biệt để giảm cảm giác thèm rượu, trong khi những loại khác gây ra những triệu chứng ác cảm khi uống rượu – điều kiện tiên quyết giúp cơ thể “từ chối” rượu.

Nghiện rượu là tình trạng phụ thuộc và lạm dụng rượu do uống quá nhiều. Khi điều này xảy ra, rượu có thể tác động đến não và làm cho “con nghiện” mất kiểm soát hành động của mình, đồng thời gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên đi khám bác sĩ nếu nghi ngờ mình có vấn đề liên quan đến rượu. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cai rượu để giúp bạn từ bỏ rượu hiệu quả hơn.

Các thuốc giảm cảm giác nghiện rượu

Naltrexone và acamprosate là chất đối kháng opioid, giúp giảm cảm giác ham muốn uống rượu trong giai đoạn phục hồi và cũng giúp giảm bớt một số ảnh hưởng của rượu trên cơ thể người.

1. Naltrexone (Revia, Vivitrol)

Thuốc cai rượu này được sử dụng trong thời gian ngắn cho người bị nghiện rượu nặng. Có hai biệt dược được sử dụng là Vivitrol được tiêm mỗi tháng 1 lần và Revia là dạng viên được uống mỗi ngày 1 lần.

Một số tác dụng phụ tạm thời của naltrexone bao gồm buồn nôn, đau đầu, cảm giác mệt mỏi và đau dạ dày. Trong những trường hợp hiếm hoi, liều cao thuốc cai rượu này có thể làm tăng nguy cơ tổn thương gan. Naltrexone không được khuyến cáo kê toa cho bệnh nhân đã sử dụng các thuốc khác gần đây.

Các thuốc Vivitrol tiêm thường được dùng thay cho dạng thuốc viên vì nhiều người quên uống thuốc mỗi ngày. Đôi khi, bạn có thể bị nhiễm trùng hoặc áp xe tại khu vực tiêm. Lúc này bạn nên nói với bác sĩ bất kỳ tình trạng bầm tím, sưng hoặc đau nào.

Trong một số trường hợp, các thuốc này không mang lại hiệu quả mong muốn. Theo một nghiên cứu, điều này do các gen khác biệt được tìm thấy ở một số bệnh nhân. Naltrexone thường được sử dụng cùng với thuốc acamprosate, là một loại thuốc cai rượu khác nhưng hiệu quả của việc kết hợp thuốc còn đang được nghiên cứu.

2. Acamprosate (Campral)

Thuốc cai nghiện rượu này ức chế chất dẫn truyền thần kinh axit gamma-aminobutyric (GABA). Điều này giúp não ở trạng thái thư giãn và giảm cảm giác thèm rượu. Một số nghiên cứu cho thấy acamprosate giúp một số người giảm hẳn mong muốn uống rượu. Khi được sử dụng cùng với liệu pháp tâm lý, thuốc đã chứng minh hiệu quả cải thiện cuộc sống của bệnh nhân.

Thuốc này đã được chứng minh có hiệu quả ngay cả ở những người được chẩn đoán mắc chứng nghiện rượu nặng.

Tác dụng phụ thường gặp liên quan đến việc sử dụng acamprosate bao gồm nhức đầu và tiêu chảy, nghiêm trọng hơn là các vấn đề với chức năng ghi nhớ. Những người có vấn đề với thận được khuyến cáo thận trọng khi sử dụng thuốc acamprosate.

Acamprosate cũng thường được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác như naltrexone – một loại thuốc cai rượu và disulfiram – thuộc loại thuốc gây ức chế, kháng rượu.

Các loại thuốc cai rượu bằng cách làm cơ thể ác cảm với rượu

3. Disulfiram (Antabuse)

Một loại thuốc có thể được sử dụng cai rượu là disulfiram, được phân loại vào nhóm thuốc gây ác cảm. Thuốc này làm cho người dùng trải nghiệm các tác dụng phụ khó chịu khi uống rượu, nhưng không gây hại gì. Từ đó, trí não và cơ thể phát triển ác cảm đối với rượu.

Một số tác dụng phụ bệnh nhân có thể gặp khi sử dụng thuốc kèm với uống rượu bao gồm cảm giác buồn nôn, đau đầu, ra mồ hôi do nóng và ói mửa. Chỉ cần một lượng rượu nhỏ có thể đủ tạo ra các phản ứng phụ và các phản ứng này có thể kéo dài đến 2 tiếng.

Thông thường, bệnh nhân chỉ cần một liều thuốc mỗi 1–2 tuần. Quá liều thuốc được cảnh báo nguy hiểm, từ đau ngực và huyết áp thấp cho đến tử vong. Trong khi dùng thuốc này, người bệnh phải có hỗ trợ từ bạn bè và gia đình để đảm bảo uống thuốc đều đặn.

Các thuốc khác

4. Topiramate (Topamax)

Thuốc này thông thường được dùng để điều trị động kinh. Nó cũng có thể được sử dụng để kiểm soát sự bốc đồng và đã được nghiên cứu là loại thuốc tốt để điều trị chứng nghiện rượu. Một nghiên cứu với những người nghiện rượu sử dụng topiramate cho thấy thời gian họ không uống rượu lâu hơn khi không dùng thuốc. Các tác dụng phụ có thể thấy bao gồm mất tập trung, cảm giác ngứa và rát da, mất cảm giác ngon miệng.

5. Baclofen (Lioresal)

Thuốc này hiện đang được nghiên cứu về các lợi ích để giúp cai rượu. Thuốc thuộc loại làm giãn cơ và chống co thắt, hiện đang được được nghiên cứu trên các bệnh nhân bị xơ gan do rượu.

Một số sản phẩm đóng vai trò như thuốc cai rượu

Trên thị trường hiện nay có một số sản phẩm xem là thuốc cai rượu và sử dụng khá rộng rãi. Đó là:

Thuốc cai rượu Minh Tâm

Đây là thuốc cai rượu đông y gia truyền được bào chế từ thảo dược tự nhiên. Các thông tin về thuốc cai rượu Minh Tâm do nhà sản xuất cung cấp như sau:

Thành phần chính

  • Rượu nếp cẩm lên men
  • Húng quế
  • Đại táo
  • Đương quy
  • Kỷ tử

Công dụng

  • Giảm cơn thèm rượu
  • Đào thải lượng cồn tồn dư trong cơ thể
  • Hỗ trợ cải thiện và phục hồi chức năng gan thận
  • Giảm các ảnh hưởng của rượu lên cơ thể như mệt mỏi, căng thẳng thần kinh.

Cách dùng

  • Người nghiện rượu nặng uống 2 lần mỗi ngày, 10 phút trước khi ăn sáng và tối
  • Người mới nghiện uống 1 lần mỗi ngày, 10 phút trước khi ăn.

Thuốc cai rượu Minh Tâm có tốt không thì vẫn chưa có nghiên cứu hay thống kê nào chứng minh. Bạn có thể tham khảo sử dụng và theo dõi phản ứng của cơ thể mình.

Thực phẩm chức năng Bonialcol

Bonialcol được sản xuất tại Canada, cũng được ưa chuộng tại Việt Nam. Thông tin về sản phẩm như sau:

Thành phần chính

  • Kava Root
  • L – Glutamine
  • Magie
  • Vitamin B6
  • N – acetyl cystein

Công dụng

  • Giảm cảm giác thèm rượu
  • Hỗ trợ giải rượu
  • Bảo vệ thận
  • Tăng cường khả năng tập trung và sự tỉnh táo
  • Giảm tác dụng phụ của rượu như mệt mỏi, lo âu, trầm cảm; giảm nguy cơ đột quỵ.

Trên đây là một số thuốc cai rượu bạn có thể tham khảo sử dụng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thăm khám để bác sĩ đánh giá cụ thể tình trạng và kê đơn thuốc phù hợp nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328