Toxic productivity – Năng suất độc hại là một thuật ngữ ám chỉ những người nghiện làm việc, làm việc không nghỉ ngơi để hoàn thành được nhiều việc nhất có thể. Tuy nhiên, theo thời gian, lối sống này sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Vậy cụ thể toxic productivity là gì?
Trong bài viết này, sẽ làm rõ khái niệm toxic productivity là gì. Đồng thời, bài viết cũng sẽ cùng bạn tìm hiểu các dấu hiệu của toxic productivity để bạn kịp thời nhận biết.
Toxic productivity là gì?
Năng suất độc hại (Toxic productivity) được hiểu là một trạng thái mà bạn thường xuyên có những suy nghĩ thôi thúc bạn phải làm việc, phải hoạt động mọi lúc để bản thân cảm thấy thỏa mãn vì đạt được mức năng suất cao.
Những kiểu người điển hình cho trạng thái này là những người nghiện công việc, những người làm việc theo văn hóa hối hả, gấp rút (Workaholism hay Hustle Culture).
Thoạt nhìn, toxic productivity trông như đang cổ vũ bạn làm việc với hiệu suất cao, làm việc nỗ lực không ngừng nghỉ để hướng đến thành công. Nhưng thực chất, toxic productivity chỉ đang cổ xúy bạn quan tâm đến khối lượng công việc thay vì chất lượng công việc.
Nguyên nhân dẫn đến toxic productivity là gì?
Các nguyên nhân dẫn đến toxic productivity thường là do: Kỳ vọng của xã hội, văn hóa làm việc của công ty, sự bất an nội tâm.
Kỳ vọng của xã hội
Trong xã hội hiện nay, văn hóa làm việc vội vã và hối hả (Hustle culture) ngày càng trở nên phổ biến. Nhìn theo mặt tích cực, văn hóa làm việc hối hả là để khuyến khích mọi người làm việc chăm chỉ để đạt được những mục tiêu lớn trong cuộc đời.
Văn hóa làm việc
Tình trạng năng suất độc hại thường dễ xuất hiện hơn ở những doanh nghiệp có văn hóa coi trọng năng suất công việc về số lượng hơn chất lượng công việc.
Sự bất an nội tâm
Việc thường xuyên tự phê phán, nghi ngờ và chỉ trích bản thân nếu bản thân không làm việc liên tục là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn đang làm việc theo kiểu năng suất độc hại. Tình trạng này tương tự như hội chứng kẻ mạo danh (Impostor syndrome).
Khi mắc phải hội chứng này, bạn sẽ thường cảm thấy rằng bản thân bạn không xứng đáng với thành công mà bạn đã đạt được, cùng nỗi sợ người khác phát hiện ra bạn không tài giỏi.
Tác hại của toxic productivity đối với sức khỏe
Kết quả một bài nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y học quốc gia Hoa Kỳ – NIH về các tác động tiềm ẩn của năng suất độc hại đối với sức khỏe cho thấy: Các tác động của toxic productivity có thể xảy ra bao gồm:
- Giảm sức khỏe tinh thần, căng thẳng thường xuyên
- Giảm chất lượng mối quan hệ xã hội
- Giảm mức độ hài lòng về công việc
- Tăng nguy cơ burn-out, giảm chất lượng cuộc sống.
Dấu hiệu của toxic productivity là gì?
Sau khi bạn đã hiểu về khái niệm toxic productivity là gì, mời bạn đọc tiếp bài viết để tìm hiểu 7 dấu hiệu nhận biết một người đang đối mặt với tình trạng năng suất độc hại. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của toxic productivity sẽ giúp bạn kịp thời tìm cách thoát ra khỏi tình trạng trước khi gặp phải các tác hại về sức khỏe.
1. Bạn thường cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức
Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO định nghĩa, kiệt sức (Burn-out) là một hội chứng do tình trạng căng thẳng kéo dài. Thoạt đầu, cơ thể bạn bắt đầu mệt mỏi bởi khối lượng công việc. Càng kéo dài, sự mệt mỏi càng bắt đầu xâm chiếm vào suy nghĩ và cảm xúc của bạn, khiến bạn liên tục căng thẳng và bế tắc.
2. Cảm thấy tội lỗi nếu bản thân không làm nhiều việc
Bạn có biết một trong những dấu hiệu đặc trưng của toxic productivity là gì không? Đó là tình trạng một người sẽ cảm thấy tội lỗi nếu bản thân không làm đủ nhiều hoặc không đủ giỏi như người khác. Tình trạng này cũng tương tự như hội chứng sợ bỏ lỡ – FOMO.
3. Bỏ quên việc chăm sóc bản thân
Khi bạn dành quá nhiều thời gian cho công việc thì hiển nhiên lượng thời gian bạn dành cho bản thân và những mối quan hệ sẽ phải bị giảm ít đi. Khi đó, những nhu cầu cơ bản như ngủ đủ giấc, ăn uống đúng giờ, vệ sinh cá nhân; hay cả những hoạt động khác như tập thể dục, sở thích cá nhân đối với bạn lúc này là những điều vô cùng xa xỉ.
4. Nhạy cảm và dễ cáu giận
Sự căng thẳng kéo dài đã khiến bạn trở nên nhạy cảm và dễ nổi giận hơn. Những vấn đề nhỏ thường ngày cũng sẽ bị thổi phồng thông qua suy nghĩ của bạn. Không những vậy, cơ thể của bạn cũng bắt đầu thường xuyên xuất hiện các dấu hiệu như: Tim đập nhanh, hơi thở gấp, thở dài, bồn chồn…
5. Bạn bị ám ảnh bởi các điểm số đánh giá năng suất
Như đã đề cập, bề ngoài toxic productivity có vẻ như luôn cổ vũ bạn làm việc không ngừng để thành công; nhưng thực chất, toxic productivity chỉ đang cổ xúy bạn quan tâm đến khối lượng công việc thay vì chất lượng công việc. Vì lúc này, bạn tin rằng số lượng công việc mà bạn hoàn thành chính là thước đo cho sự thành công của bạn.
6. Bạn không cho phép bản thân thư giãn và nghỉ ngơi
Khi bạn nghiện công việc, làm việc theo văn hóa hối hả, gấp rút thì bạn sẽ rất khó thoát khỏi “guồng quay” này. Tâm trí của bạn lúc này sẽ luôn ưu tiên cho công việc hơn bất kỳ điều gì khác, kể cả là bản thân hay các mối quan hệ xung quanh. Cứ như thế, bạn sẽ dần đánh mất khả năng tận hưởng những hoạt động khác ngoài công việc.
7. Bạn chỉ làm “những việc có mục tiêu, có chiến lược”
Dấu hiệu tiếp theo của năng suất độc hại là bạn sẽ chỉ làm những việc được cho là có mục tiêu và chiến lược rõ ràng. Bạn cho rằng, mọi việc bạn làm phải mang lại giá trị hữu hình, có lợi ngay lập tức vì nếu không sẽ rất lãng phí thời gian của bạn.
4 cách thoát khỏi tình trạng năng suất độc hại
Trên thực tế, việc bạn muốn trở thành một người thích hay nghiện làm việc (workaholic) sẽ không phải là vấn đề và cũng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu đó là lựa chọn mà bạn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc vì điều đó.
Ngược lại, nếu bạn nghiện làm việc ở mức độ năng suất độc hại và dần bỏ quên bản thân, từ bỏ các thói quen và sở thích cá nhân, khi đó khả năng cao là bạn đã bước vào vùng toxic productivity. Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân là một người làm việc theo năng suất độc hại và đang muốn tìm cách thoát ra, mời bạn đọc tiếp nội dung dưới đây:
1. Thiết lập ranh giới
Việc thiết lập rõ các ranh giới là yếu tố quan trọng để bạn có thể quản lý thời gian hiệu quả. Nó không chỉ giúp bạn tập trung “giờ nào việc đó” mà nó còn giúp bạn ở thế kiểm soát và biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống – Work life balance.
Khi bạn đã thiết lập xong các ranh giới, việc của bạn sẽ là tập trung thay vì bị phân tâm bởi các thiết bị di động, mạng xã hội, tin nhắn và email không liên quan…
2. Lên kế hoạch nghỉ ngơi và trở lại công việc sau đó
Việc này có thể sẽ có chút khó khăn đối với những người đã nghiện làm việc trong thời gian dài, bởi khái niệm toxic productivity là gì thì bạn đã biết, đó là bạn phải liên tục làm việc mà không được nghỉ ngơi. Vì nghỉ ngơi sẽ đồng nghĩa với giảm hiệu suất và không bắt kịp xã hội.
Do đó, để thoát khỏi suy nghĩ này, bạn hãy lên kế hoạch nghỉ ngơi một cách thật sự. Trong khoảng thời gian đó, bạn sẽ không trả lời bất kỳ tin nhắn, email nào liên quan đến công việc. Tuy nhiên, bạn cũng cần thông báo cho đồng nghiệp của bạn biết để họ tránh làm phiền bạn.
3. Sắp xếp thứ tự ưu tiên
Bạn hãy bắt đầu dành thời gian để chọn lọc, sắp xếp thứ tự ưu tiên cho những mục tiêu thật sự thực tế và cần thiết.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hỏi bản thân một số câu hỏi như: Điều gì thực sự quan trọng với tôi và tôi có dành thời gian để làm việc đó không? Tôi có đặt ranh giới cho các công việc hay chưa? Đâu là việc mà tôi chỉ làm mà không biết cách thương lượng? Tôi có thể hành động khác như thế nào để đảm bảo rằng tôi đang dành đủ thời gian và sức lực cho các mục tiêu và các mối quan hệ của mình?
4. Ngừng so sánh bản thân với người khác
Thời điểm tỏa sáng của mỗi người là khác nhau. Thành công của mỗi người tại mỗi lĩnh vực cũng khác nhau. Tiêu chí thành công của mỗi người cũng khác nhau. Có thể với người này thì thu nhập cao là thành công nhưng với người khác thì giỏi chăm sóc gia đình là thành công.
Hiểu và cảm nhận được điều đó, bạn sẽ không còn phải tự nghi ngờ bản thân với việc so sánh mình với người khác. Thay vào đó bạn sẽ cảm thấy vui mừng cho sự thành công của người khác, đồng thời bạn cũng không chỉ trích bản thân khi không đạt được thành tựu tương tự.
Câu hỏi thường gặp
Đâu là ranh giới giữa năng suất lành mạnh và năng suất độc hại?
Trên thực tế, mong muốn đạt hiệu suất cao trong công việc là một điều hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Vì mong muốn này cũng sẽ tạo ra động lực để một người có thể hoàn thành được nhiều việc trong ngày. Tuy nhiên, mong muốn đạt năng suất trong công việc sẽ trở nên độc hại khi nó bắt đầu có những dấu hiệu đã đề cập ở trên.
Kết luận
hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm khái niệm toxic productivity là gì và những dấu hiệu để nhận biết tình trạng này để từ đó kịp thời thoát khỏi bẫy nghiện công việc để cân bằng cuộc sống.
Bạn có thể quan tâm: