back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Trái tim nằm ở đâu, bên trái hay phải và cách để chăm sóc tim khỏe mạnh

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Tim là một trong những cơ quan quan trọng bậc nhất trong cơ thể con người, bởi nó giữ chức năng bơm máu đi khắp cơ thể, giúp các tế bào và cơ quan khác có thể hoạt động tốt. Tim được bao bọc bởi lồng ngực và nhiều người thường lầm tưởng rằng tim nằm ở bên trái. Vậy, chính xác thì trái tim nằm ở đâu? Chức năng và cấu tạo của tim là gì, cũng như làm sao để duy trì một trái tim khỏe mạnh?

Mời bạn cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho những thắc mắc này trong bài viết này nhé!

Trái tim nằm ở đâu?

Trái tim có hình dạng tựa như một bàn tay đang nắm chặt. Tim nằm ở phía trước ngực và nằm trọn trong lồng ngực. Vị trí chính xác của tim là nằm giữa hai lá phổi, bên dưới lồng xương sườn, hơi hướng về bên trái lồng ngực.

Nhiều người vẫn thường thắc mắc không biết tim nằm bên nào hay tim bên trái hay phải? Nói trái tim nằm ở bên trái hay phải đều không đúng. Vị trí chính xác của nó là nằm ở giữa ngực, hơi lệch về bên trái. Cụ thể là hơi lệch về bên trái của xương ức giữa điểm nối của xương sườn thứ tư và thứ năm, gần khớp nối của xương sườn với các sụn sườn. Mặt trước tim nằm sâu đến gần xương ức, mặt sau gần thân của các đốt sống. Bên phải của tim bị lệch về phía trước và bên trái bị lệch về phía sau.

Trung thất của trái tim nằm ở đâu? Tim nằm ở khoang giữa của trung thất, là một khoang trung tâm nằm trong lồng ngực, giữa các khoang màng phổi. Trong trung thất, tim được ngăn cách với các cấu trúc khác bởi một màng cứng được gọi là màng ngoài tim và nằm trong không gian riêng được gọi là khoang màng ngoài tim. 

Màng ngoài tim là một màng có hai lớp, như một chiếc túi bao quanh và bảo vệ trái tim. Nó tạo ra chất lỏng để bôi trơn trái tim và giữ cho tim không cọ xát với các cơ quan khác. Lớp ngoài của màng ngoài tim bao quanh rễ của các mạch máu chính của tim và được các dây chằng gắn với cột sống, cơ hoành và các bộ phận khác của cơ thể. Lớp trong của màng ngoài tim được gắn vào cơ tim. Một lớp chất lỏng bao phủ ngăn cách hai lớp màng ngoài tim, cho phép tim chuyển động khi nó đập.

Chức năng của tim

Tim nằm ở đâu và thực hiện chức năng gì? Tim được biết đến là một cơ quan quan trọng trong hệ tuần hoàn. Trái tim hoạt động như một máy bơm bơm máu giàu oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan, mô và tế bào để duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng đến mọi tế bào, đồng thời cũng giúp loại bỏ carbon dioxide và các chất thải do các tế bào đó tạo ra.

Chức năng chính của tim là bơm máu đi khắp cơ thể. Ngoài ra, tim cũng giúp kiểm soát nhịp tim và duy trì huyết áp của bạn luôn ổn định.

Cấu tạo của tim

Bên cạnh việc nắm rõ trái tim nằm ở đâu, bạn cũng cần biết thêm về cấu tạo của tim. Cấu tạo của tim bao gồm các thành phần cụ thể như sau:

Thành tim

Thành tim là các cơ co lại và giãn ra để đáp ứng nhiệm vụ đưa máu đi khắp cơ thể. Một lớp mô cơ được gọi là vách ngăn chia thành tim thành hai bên trái và phải.

Thành tim có ba lớp bao gồm:

Buồng tim

Tim người có mấy ngăn? Trái tim được chia thành bốn ngăn còn được gọi là các buồng tim. Chúng bao gồm:

  • Tâm nhĩ phải (buồng tim trên bên phải): Hai tĩnh mạch chủ thu thập máu nghèo oxy từ phần trên và phần dưới của cơ thể mang đến tâm nhĩ phải. Sau đó, tâm nhĩ phải bơm máu đến tâm thất phải.
  • Tâm thất phải (buồng tim dưới bên phải): Buồng tim này chịu trách nhiệm bơm máu nghèo oxy đến phổi thông qua động mạch phổi. Phổi sẽ nạp oxy cho máu.
  • Tâm nhĩ trái (buồng tim trên bên trái): Sau khi phổi nạp đầy oxy vào máu, các tĩnh mạch phổi đưa máu đến tâm nhĩ trái. Buồng tim này sẽ bơm máu giàu oxy đến tâm thất trái.
  • Tâm thất trái (buồng tim dưới bên trái): Tâm thất trái là buồng tim lớn nhất trong trái tim. Nó chịu trách nhiệm bơm máu giàu oxy vào động mạch chủ và đến các phần còn lại của cơ thể.

Van tim

Các van tim sẽ đóng mở nhịp nhàng để cho phép máu chảy qua các buồng tim một cách hợp lý. Bốn van tim chịu trách nhiệm điều chỉnh lưu lượng máu qua các buồng tim bao gồm:

  • Van ba lá là van giúp điều chỉnh lưu lượng máu nghèo oxy từ tâm nhĩ phải đến tâm thất phải.
  • Van động mạch phổi kiểm soát lưu lượng máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi, mang máu đến phổi để lấy oxy.
  • Van hai lá cho phép máu giàu oxy từ phổi đi từ tâm nhĩ trái vào tâm thất trái.
  • Van động mạch chủ mở đường cho máu giàu oxy đi từ tâm thất trái vào động mạch chủ, động mạch lớn nhất của cơ thể bạn.

Mạch máu

Máu giàu oxy được đưa từ tim đến đến các cơ quan, tổ chức trong cơ thể và máu nghèo oxy được mang trở lại tim thông qua một mạng lưới phức tạp các loại mạch máu bao gồm:

  • Động mạch mang máu giàu oxy từ tim đến các mô của cơ thể. Ngoại trừ, động mạch phổi thì mang máu đi đến phổi.
  • Các tĩnh mạch chịu trách nhiệm mang máu nghèo oxy trở lại tim.
  • Mao mạch là những mạch máu nhỏ, nơi cơ thể bạn trao đổi máu giàu oxy và máu nghèo oxy.

Hệ thống dẫn điện

Hệ thống dẫn truyền tín hiệu điện trong tim chịu trách nhiệm kiểm soát nhịp tim. Chúng bao gồm:

  • Nút xoang nhĩ (SA): Nằm ở đỉnh của tâm nhĩ phải, đóng vai trò là một máy tạo nhịp tim tự nhiên, chịu trách nhiệm gửi các tín hiệu điện khiến cho tâm nhĩ và tâm thất co lại, làm cho tim bạn đập.
  • Nút nhĩ thất (AV): Truyền tín hiệu điện từ các buồng trên của tim đến các buồng dưới của tim.

Tuy nhiên, nhịp tim vẫn có thể thay đổi tùy thuộc vào yếu tố thể chất, tuổi tác, sức khỏe tổng thể và căng thẳng.

Trái tim nặng từ 200-450gam và có kích thước khoảng bằng một nắm tay. Trong suốt cuộc đời của một con người, quả tim đã có thể đập liên tục (mở ra và đóng lại) hơn 3,5 tỷ lần. Mỗi ngày trung bình tim đập 100.000 lần, bơm khoảng 2.000 gallon (7,571 lít) máu.

Những bệnh về tim phổ biến

Hiểu rõ tim nằm ở đâu, chức năng cũng như cấu trúc của tim, bạn sẽ biết được rằng việc duy trì một trái tim khỏe mạnh quan trọng như thế nào đối với sức khỏe tổng thể. Tiền sử bệnh gia đình, sức khỏe tổng thể cá nhân và lối sống hàng ngày đều là những yếu tố ảnh hưởng đến việc tim có hoạt động tốt hay không.

Tại Hoa Kỳ, bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho mọi người thuộc mọi giới tính và độ tuổi.

Các bệnh về tim phổ biến nhất có thể kể đến là:

  • Rung tâm nhĩ: Nhịp tim không đều trong tâm nhĩ
  • Rung tâm thất: Nhịp tim không đều trong tâm thấy
  • Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim bất thường, bao gồm tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc nhịp đập không đều
  • Bệnh cơ tim: Cơ tim dày lên, to ra hoặc cứng bất thường
  • Suy tim: Khi tim quá yếu để bơm máu đi khắp cơ thể
  • Bệnh động mạch vành: Sự tích tụ mảng bám dẫn đến hẹp động mạch vành
  • Đau tim (nhồi máu cơ tim): Sự tắc nghẽn động mạch vành đột ngột làm cắt oxy đến một phần cơ tim gây đau tim
  • Viêm màng ngoài tim: Tình trạng nhiễm trùng màng bao quanh tim
  • Đau thắt ngực
  • Hở van tim
  • Hẹp van tim
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu
  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Đột quỵ.

Tim nằm ở đâu và nên làm gì để giữ một trái tim khỏe mạnh?

Nếu bạn mắc một bệnh về tim, điều quan trọng là cần tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ và dùng thuốc theo đúng chỉ định. Tuy nhiên, bạn cũng nên thay đổi lối sống để giữ cho trái tim khỏe mạnh ngay cả khi không mắc bất kỳ vấn đề nào về tim. 

Bạn nên:

  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Hạn chế uống rượu bia
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt
  • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 150 phút mỗi tuần.
  • Hạn chế ăn quá nhiều muối
  • Giảm stress và nghỉ ngơi hợp lý
  • Bỏ hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá.
Bạn có thể quan tâm: Hỏi đáp bác sĩ: Uống gì tốt cho tim mạch?

Hi vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ trái tim nằm ở đâu, cũng như biết thêm về chức năng và cấu trúc của tim. Nhận thức rõ về những điều này sẽ giúp bạn tăng cường ý thức bảo vệ sức khỏe trái tim bằng một lối sống lành mạnh ngay từ hôm nay.

[embed-health-tool-heart-rate]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328