back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

TRẺ BỊ THIẾU MÁU THIẾU SẮT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

I.        Nguyên nhân trẻ nhỏ bị thiếu máu thiếu sắt

Trẻ nhỏ sau sinh, sữa mẹ là nguồn cung cấp chất sắt duy nhất. Trong sữa mẹ, tuy hàm lượng chất sắt không cao nhưng dễ hấp thu và được cơ thể bé hấp thu hoàn toàn. Sắt là thành phần quan trọng tham gia tạo hồng cầu, nếu trẻ không được bú mẹ đầy đủ sẽ bị thiếu sắt và dẫn đến thiếu máu. Trong những năm đầu đời, trẻ tăng trưởng rất nhanh do đó lượng sắt cần nhiều hơn. Sắt cần cho sự tăng trưởng của các mô và sự tăng khối lượng hồng cầu. Nhu cầu sắt cho 1 kg thể trọng trẻ em cao hơn so với người trưởng thành. Trong khi đó lượng thức ăn cho trẻ lại ít hơn. Ở nông thôn, vùng núi, thức ăn bổ sung cho trẻ là ngô, gạo, khoai…rất nghèo chất sắt và chất sắt loại này rất khó hấp thụ. Sắt trong thức ăn động vật ( thịt, trứng, cá, tôm…) có chất lượng cao và đễ hấp thu hơn sắt  trong đậu đỗ. Vitamin C có trong rau xanh, các loại quả chín giúp hấp thu sắt tốt hơn. Bữa ăn của trẻ em ở nông thôn…thường ít thức ăn giàu dinh dưỡng vì vậy, khi cho trẻ ăn bổ sung sớm và thức ăn nghèo chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến thiếu máu.

II.     Biểu hiện trẻ thiếu máu, thiếu sắt.

Da xanh xao, yếu ớt, triệu chứng này xuất hiện từ từ, nhìn quen nên rất khó phát hiện. Trẻ có biểu hiện chán ăn, ít ngủ, khó ngủ, hay  quấy khóc, vật vã, chậm vận động hơn các trẻ cùng lứa tuổi: chậm biết ngồi, chậm đứng, chậm biết đi…trẻ hay kêu đau nhức trong xương…khi phát hiện con có một hay nhiều triệu chứng kể trên các mẹ hãy đưa con tới bệnh viện để được khám và tư vấn điều trị.

III. Biện pháp khắc phục tình trạng trẻ thiếu máu, thiếu sắt.

1.     Phòng chống thiếu máu cho mẹ nguyên nhân khi còn bào thai, con đã nhận được sắt từ người mẹ để phát triển và có một chút dự trữ. Sau đó trẻ tiếp tục nhận được sắt qua nguồn sữa mẹ.

2.     Trẻ nhỏ cần được bú mẹ và ăn bổ sung hợp lý. Trẻ lớn hơn cần có chế độ dinh dưỡng đủ cả số lượng và chất lượng.

3.     Bữa ăn của trẻ cần đủ năng lượng và các loại thực phẩm giàu sắt có nguồn gốc động vật như thịt đỏ ( lợn, bò, gà), trứng, sữa, tôm, cua, ốc…các loại thực phẩm này có nguồn gốc rõ ràng, có chứa sắt có tỷ lệ hấp thu cao hơn đồng thời cũng là nguồn cung cấp chất đạm rất quan trọng cho trẻ.

4.     Muốn hấp thu sắt tốt hơn cần ăn thức ăn có nhiều vitamin C ( rau ngót, mồng tơi, quả đậu, các loại quả chín như chuối, đu đủ…)

5.     Tẩy giun định kỳ cho bé, giữ gìn vệ sinh ăn uống.

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328