back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì? Có nguy hiểm không? • Sức khỏe

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Trễ kinh là hiện tượng sức khỏe mà nhiều phụ nữ thường gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai. Trễ kinh nhưng không có thai có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe khác mà chị em cần đặc biệt quan tâm.

Trong bài viết này, Sức khỏe mời bạn cùng tìm hiểu bị trễ kinh là do đâu? Tại sao không có thai mà không có kinh nguyệt cùng nhiều thông tin liên quan khác. 

Tìm hiểu chung về chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là một chu kỳ tái diễn tự nhiên của những thay đổi ở buồng trứng, niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) và cơ quan sinh dục. Mục đích của chu kỳ kinh nguyệt là chuẩn bị cho cơ thể có thể mang thai. 

Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, theo sự thay đổi hormone niêm mạc tử cung dày lên, nếu trứng trưởng thành không được thụ tinh với tinh trùng, nồng độ hormon giảm xuống gây bong niêm mạc tử cung, gây hiện tượng hành kinh. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên hành kinh ở tháng này, kéo dài đến ngày đầu tiên hành kinh ở tháng tiếp theo. 

Độ dài trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt thường từ 21- 35 ngày. Số ngày hành kinh ở mỗi chu kỳ khoảng 2-7 ngày. Máu kinh có màu đỏ thẫm, ít dần vào những ngày hành kinh cuối. 

Chậm kinh tính từ ngày nào? Thông thường, khi quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh cuối cùng mà chị em chưa có kinh trở lại được xem là chậm kinh (trễ kinh). Trường hợp phụ nữ mất kinh trong 3 chu kỳ liên tiếp (với những người có kinh nguyệt đều) nhưng không có thai được xem là vô kinh.

Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?

Diễn biến của chu kỳ kinh nguyệt có mối liên hệ mật thiết đến sức khỏe phụ nữ. Trễ kinh nhưng không có thai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó bao gồm nguyên nhân bệnh lý.  Vậy trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường, không đáng lo ngại?

Xem xét yếu tố độ dài dao động trong chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ từ 21-35 ngày, các chuyên gia về sức khỏe phụ nữ cho rằng, trễ kinh trong khoảng 3- 5 ngày được xem là bình thường nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Trường hợp trễ kinh hơn 5 ngày nhưng bạn không mang thai, hãy cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân.

Phụ nữ bị trễ kinh trong khoảng 3- 5 ngày được xem là bình thường nếu trước đó có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.

Bị trễ kinh là do đâu? Trễ kinh nhưng không có thai là bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân gây trễ kinh có thể xảy ra ở phụ nữ, trong đó bao gồm nguyên nhân có thai. Tuy nhiên, nếu bạn trễ kinh nhưng không có thai, các nguyên nhân phổ biến có thể là:

1. Bạn đang trong chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt hoặc tập thể dục quá sức

Thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục có thể mang lại những ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, nếu lạm dụng nó bằng kiểu ăn kiêng nghiêm ngặt hoặc tập luyện quá sức có thể gây ra một số tác động xấu, bao gồm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc trễ kinh. 

Lý do là vì khi không được nạp đủ calo, cơ thể chị em có thể phản ứng bằng cách chậm kinh nguyệt hoặc vô kinh thứ phát.

Hiện tượng vô kinh thứ phát có thể xảy ra khi bạn đột ngột áp dụng chế độ ăn kiêng hà khắc, giảm cân nhanh trong một thời gian ngắn hoặc tập luyện cường độ cao. 

Bạn có thể quan tâm:

2. Trễ kinh nhưng không có thai: Nguyên nhân do stress

Thường xuyên đối mặt với những tình huống căng thẳng không chỉ làm suy giảm sức khỏe tinh thần mà còn gây ra nhiều triệu chứng tiêu cực cho sức khỏe thể chất. Thực tế, những căng thẳng nhỏ nhặt hàng ngày ít có khả năng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tuy nhiên, những yếu tố gây căng thẳng lớn như biến cố lớn trong cuộc đời, đang chuẩn bị cho sự kiện hoặc kỳ thi quan trọng… có thể gây cản trở sự cân bằng hormone trong cơ thể. Điều này có thể khiến phụ nữ trễ kinh hoặc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. 

3. Trễ kinh nhưng không có thai do tác dụng phụ của các phương pháp tránh thai nội tiết

Các phương pháp tránh thai nội tiết chứa hormone progestin hoặc sự kết hợp giữa progestin và estrogen. Hai loại hormone này có tác dụng ngăn cản quá trình thụ thai.

Thông thường, nếu bạn sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết liên tục, bạn có thể không có kinh. Mặc dù vậy, bạn cần được bác sĩ thăm khám để biết nguyên nhân chính xác bị trễ kinh là do đâu, có phải do tác dụng phụ khi sử dụng phương pháp tránh thai nội tiết hay không.

Bạn có thể quan tâm:

4. Nguyên nhân trễ kinh nhưng không có thai: Bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp là nơi sản xuất hormone giáp – điều hòa các hoạt động trong cơ thể, trong đó có điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Rối loạn hormone tuyến giáp (cường giáp hoặc suy giáp) có thể khiến bạn bị trễ kinh.

5. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang khiến cơ thể tăng cường sản xuất nội tiết tố nam androgen, gây rối loạn nội tiết tố nữ. Điều này có thể khiến quá trình rụng trứng không diễn ra thường xuyên.

Trễ kinh nhưng không có thai do hội chứng buồng trứng đa nang cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh nguy cơ mất cân bằng hormone, dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác như tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, giảm khả năng sinh sản…

Bạn có thể quan tâm:

6. Mắc các bệnh mạn tính gây trễ kinh nhưng không có thai

Bị trễ kinh do đâu? Các bệnh mạn tính như celiac, tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Cụ thể hơn, những thay đổi về đường huyết có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố. Vì thế, việc kiểm soát kém tình trạng đường huyết có thể gây ra những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt như trễ kinh, vô kinh.

7. Mãn kinh sớm

Thông thường, phụ nữ sẽ bắt đầu thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi từ 45-55. Nếu các triệu chứng mãn kinh xuất hiện khi phụ nữ trong khoảng 40 tuổi hoặc trước đó được xem là mãn kinh sớm (suy buồng trứng sớm). Điều này có thể làm chậm vài kỳ kinh và cuối cùng là ngừng hẳn kinh nguyệt. 

Trong nhiều trường hợp, tình trạng suy buồng trứng sớm có thể là hậu quả của việc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng. Song nó cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như rối loạn di truyền hoặc tình trạng tự miễn dịch. Vì thế, nếu dưới 40 tuổi và thường xuyên bị trễ kinh nhưng không có thai, chị em nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân.

Bạn có thể quan tâm:

Làm sao để biết trễ kinh hay có thai?

Bạn có thể dựa vào những biểu hiện mang thai sớm khác để phân biệt trễ kinh hay mang thai.

Nhiều phụ nữ dễ bị nhầm lẫn giữa việc trễ kinh thông thường và trễ kinh do mang thai. Để nhận biết, bạn cần căn cứ vào những dấu hiệu mang thai khác bao gồm:

  • Trễ kinh từ 5 ngày trở lên so với chu kỳ kinh nguyệt bình thường hoặc không có kinh trong vòng 4-6 tuần.
  • Thường xuyên buồn nôn và nôn
  • Vú căng và đau tức
  • Thường xuyên bị mệt mỏi
  • Nhạy cảm hơn với mùi, vị thức ăn
  • Tăng cân đột ngột
  • Kết quả dương tính (que thử thai 2 vạch) sau khi kiểm tra với nước tiểu.

Tóm lại, có nhiều nguyên nhân khiến bạn trễ kinh nhưng không có thai, bao gồm cả nguyên nhân bệnh lý, cần được phát hiện và điều trị sớm. Vì vậy, khi trễ kinh từ 5 ngày trở lên mà không có thai, bạn cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328