back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Trẻ mấy tháng biết trườn? Cách tập trườn cho bé đơn giản mà hiệu quả

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Trong quá trình phát triển kỹ năng vận động ở năm đầu đời, trườn là một trong những kỹ thuật di chuyển độc lập đầu tiên của trẻ, đồng thời cũng là giai đoạn mà nhiều cha mẹ mong chờ. Vậy, trẻ mấy tháng biết trườn?

Thông thường, trẻ có thể biết trườn trước khi biết bò. Một số bé thậm chí tập trườn rồi chuyển sang tập đi, hoàn toàn bỏ qua giai đoạn tập bò. Có thể thấy, biết trườn là một cột mốc phát triển quan trọng của nhiều bé. Để biết được trẻ mấy tháng biết trườn, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Sức khỏe.

Trẻ mấy tháng biết trườn? 

1. Trườn là như thế nào?

Trước khi có được câu trả lời cho vấn đề trẻ mấy tháng biết trườn, hãy cùng Sức khỏe tìm hiểu về động tác trườn của bé.

Trườn là một kỹ thuật di chuyển mà trẻ nhỏ có thể sử dụng để di chuyển mà không cần trợ giúp. Mặc dù vẫn có một số điểm khác biệt, trườn thường được xem là một kiểu bò – khi mà bé kết hợp tay này chân kia để di chuyển với tứ chi và thân mình chạm đất. Tuy nhiên, động tác trườn không phải lúc nào cũng sử dụng cả tay và chân. Một số bé có thể kết hợp các kiểu vận động khác nhau để tập trườn.

Điểm khác biệt nổi bật giữa kỹ thuật trườn cơ bản và kiểu bò cơ bản là khi trườn, bụng bé vẫn chạm mặt sàn. Trong khi đó, khi bò, bé thường nhổm người lên, bụng và ngực không chạm đất, giúp bé rèn luyện khả năng dùng tay và đầu gối để nâng đỡ cơ thể và giữ thăng bằng.

Đối với một số bé, trườn là bước khởi đầu cho quá trình tập bò cơ bản. Mặc dù vậy, không ít trẻ chỉ tập trườn và hoàn toàn bỏ qua giai đoạn tập bò, tiến thẳng đến giai đoạn tập đứng dậy và tập đi.

Đọc thêm

Trẻ mấy tháng biết ngồi? Cách tập ngồi cho bé và lưu ý cần nhớ

2. Trẻ mấy tháng biết trườn?

Nhiều bố mẹ thắc mắc bé mấy tháng biết trườn, bé 6 tháng chưa biết trườn có sao không? Thông thường, sau khi trẻ đã thành thạo việc lăn và ngồi, bé sẽ chuyển sang “thử nghiệm” các hình thức di chuyển khác và thường bắt đầu bằng tập trườn. Điều này có nghĩa là, lời đáp cho băn khoăn “Trẻ mấy tháng biết trườn?” là “Bé thường tập trườn vào khoảng 7-10 tháng tuổi“.

Lúc này, các cơ thân trên của bé đã phát triển đủ khỏe để hỗ trợ trẻ di chuyển về phía trước. Cụ thể:

  • Vào khoảng 7-8 tháng tuổi: Bé có thể kiểm soát được nhiều hơn các cử động của bản thân. Khi được đặt xuống sàn, bé có thể không nằm yên lâu mà sẽ lăn và bắt đầu học cách tự ngồi. Ở giai đoạn này, nhiều phụ huynh có thể thấy con bắt đầu tập trườn ở tư thế nằm hoặc ngồi.
  • Vào khoảng 9-10 tháng tuổi: Hầu hết các bé đều có thể tự ngồi được và ngồi mà không cần người đỡ. Nhiều trẻ đã chuyển sang tập bò bằng tứ chi, nhưng một số bé lại vẫn đang trườn. Thực tế có bé sẽ không trườn hoặc bò, mà tiến thẳng đến giai đoạn tập đứng và đi.

Một số bé có thể đạt được các mốc phát triển sớm hơn và đã có thể bắt đầu tập trườn từ 6 tháng tuổi. Nhìn chung, hầu hết trẻ nhỏ đều biết trườn ở độ tuổi trung bình là 9 tháng.

Mặc dù vậy, câu trả lời cho vấn đề “Trẻ mấy tháng biết trườn?” còn phụ thuộc vào khả năng phát triển của từng bé và nhiều yếu tố khác. Mỗi trẻ sẽ có mốc phát triển riêng biệt, nhưng thường không quá chênh lệch.

Dấu hiệu trẻ biết trườn

1. Dấu hiệu trẻ biết trườn

Như vậy là bạn đã biết được “Trẻ mấy tháng biết trườn?”. Vậy, những dấu hiệu trẻ biết trườn là gì? Bạn nên bắt đầu theo dõi những dấu hiệu đầu tiên của việc trườn và bò sau khi bé đã có thể ngồi mà không cần trợ giúp.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bé đang tập trườn mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Bé nằm úp trên sàn, tay và chân nhấc khỏi mặt sàn hoặc 
  • Bé phối hợp tay này, chân kia và tự đẩy mình tiến tới hoặc xoay ngang… 
  • Bé cố gắng rướn người để có thể chạm vào mục tiêu nào đó (chẳng hạn như món đồ chơi).

Cha mẹ có thể nhận biết bé đang tập trườn khi thấy trẻ đang thử một loạt các chuyển động khác nhau. Bé có thể đang trườn về phía trước hoặc trườn thụt lùi, thậm chí trườn bằng mông. Một số bé còn nằm ngửa và dùng chân để trườn đi bằng mông và lưng. Đôi khi, trẻ dường như bị mắc kẹt trong quá trình chuyển hướng, nhưng cuối cùng thì tự bé cũng sẽ tìm ra cách trườn tiếp. Tất cả những điều này đều là một phần của quá trình bé học cách kiểm soát cơ thể và di chuyển.

Đọc thêm

16 cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh trong giai đoạn 0-1 tuổi

2. Các kiểu trườn của bé

Không chỉ nên tìm hiểu “Trẻ mấy tháng biết trườn?”, mà cha mẹ còn nên khám phá các kiểu trườn phổ biến của bé để kịp thời nhận biết cột mốc đáng nhớ này. Đây là những kiểu trườn thường gặp ở trẻ nhỏ:

  • Trườn bằng bụng về phía trước: Bé nằm sấp, bụng chạm sàn và trườn về phía trước bằng cách dùng tay và chân để kéo đẩy cơ thể về phía trước. 
  • Trườn bằng bụng về phía sau: Ngược với kiểu trườn trên, trẻ nằm sấp và trườn lùi.
  • Trườn bằng mông: Trẻ ngồi bệt và trườn bằng mông với sự trợ giúp của cánh tay.
  • Trườn sang một bên: Trẻ ngồi và dùng tay đẩy cơ thể di chuyển sang ngang, trông như một con cua đang di chuyển.

Bé yêu của bạn có thể tập trườn bằng bất kỳ kiểu nào phù hợp nhất với bé, miễn là trẻ có thể sử dụng cả hai bên cơ thể như nhau.

Đọc thêm

Vì sao bé thích bò lùi? Bí mật đã được bật mí

Trẻ biết trườn muộn mấy tháng có sao không?

Khi đã biết được “Trẻ mấy tháng biết trườn?”, phụ huynh thường so sánh tuổi hiện tại của con mình với độ tuổi trung bình mà các bé biết trườn. Một số cha mẹ chợt nhận ra bé yêu đã quá tuổi tập trườn nhưng vẫn chưa biết trườn, nên lại lo lắng “Bé biết trườn muộn có sao không?”.

Thực tế, việc trẻ không trườn hoặc không bò là hoàn toàn bình thường. Mỗi bé sẽ có mốc phát triển khác nhau. Điều quan trọng là trẻ có thể phối hợp các cử động cơ thể, sử dụng cả hai bên cơ thể và các chi như nhau, đồng thời cuối cùng có thể tìm ra cách di chuyển về phía trước. 

Tuy nhiên, nếu đến 1 tuổi mà trẻ vẫn chưa biết trườn hoặc bò, hãy đưa bé đi khám. Đây có thể là dấu hiệu của sự chậm phát triển vận động. Việc nhận được sự giúp đỡ từ bác sĩ có thể tạo ra sự khác biệt lớn cho bé.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ biết trườn muộn mấy tháng?

Nếu trẻ đã bước vào độ tuổi tập trườn nhưng vẫn chưa có dấu hiệu biết trườn, lúc này, cha mẹ không nên lo lắng về việc trẻ biết trườn muộn. Điều nên làm trong giai đoạn này là tạo điều kiện và hỗ trợ bé tập trườn.
Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp hỗ trợ tập trườn hiệu quả cho bé hoặc tham khảo các biện pháp đơn giản dưới đây để giúp bé tập trườn.

Cách tập trườn cho trẻ nhỏ đơn giản, hiệu quả

Đến đây, chắc hẳn là bạn đã không còn thắc mắc “Trẻ mấy tháng biết trườn?” nữa rồi! Để giúp bé tập trườn hiệu quả, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp đơn giản dưới đây:

1. Mặc quần áo thoải mái cho bé

Một trong những mẹo giúp bé tập trườn dễ dàng hơn là mặc cho bé những bộ quần áo thoải mái, thoáng mát, dễ cử động. Bạn nên ưu tiên chọn quần áo có chất liệu mềm mại, co giãn tốt. Điển hình là những bộ áo liền quần, ngắn tay rất phù hợp cho trẻ tập trườn đấy!

2. Cho bé nằm trên sàn nhiều hơn

Thay vì cho bé nằm trên thảm hoặc nệm hãy để bé nằm trên mặt phẳng, nhẵn mịn. Cách làm này giúp bé tập trườn dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên để bé nằm sấp nhưng cần theo dõi bé sát sao. Việc nằm sấp giúp cơ cổ, cơ vai, cơ lưng của trẻ trở nên cứng cáp hơn, hỗ trợ quá trình tập trườn, bò.

Lúc đầu, trẻ có thể chưa quen với việc nằm sấp. Để hỗ trợ bé, cha mẹ có thể nằm sấp cùng con. Lưu ý, bạn cần nằm trong tư thế ngang tầm mắt trẻ để bé có thể nhìn thấy mặt cha mẹ, từ đó kéo dài thời gian nằm sấp.

Đọc thêm

Bé mấy tháng biết lật? Con biết lật là cột mốc quan trọng cha mẹ cần lưu ý

3. Dùng đồ chơi để khuyến khích bé tập trườn

Để kích thích bé trườn về phía trước, hãy cho bé nằm sấp trên sàn. Sau đó, bạn đặt một đồ vật hoặc món đồ chơi yêu thích, sặc sỡ, phát ra ánh sáng hoặc âm thanh… ở trong tầm nhìn nhưng ngoài tầm với của bé. Phương pháp này khuyến khích trẻ trườn đến để lấy được món đồ này.

4. Tạo chướng ngại vật giúp bé phát triển cơ bắp

Khi trẻ đã bắt đầu biết trườn, bạn có thể đặt một vài chướng ngại vật không nguy hiểm trên sàn, chẳng hạn như một chiếc gối. Điều này giúp bé phát triển cơ bắp, đồng thời tăng độ khó cho kỹ năng mới này. Cách làm này cũng góp phần hướng bé chuyển từ trườn sang tập bò.

Đọc thêm

[pmc-product sku=”P18545, P22416, P13247, P13248, P19635″ title=”” new-tab=”true” nofollow=”true” sponsored=”false”][/pmc-product]
Trẻ mấy tháng biết đứng? Tìm hiểu ngay để không bỏ lỡ mốc phát triển của con

Lưu ý khi tập trườn cho bé

Mặc dù vấn đề “Trẻ mấy tháng biết trườn?” không còn là một nỗi trăn trở của các bậc phụ huynh nữa, nhưng điều quan trọng là cần lưu ý một số điều sau đây trong quá trình tập trườn cho bé:

  • Khóa chốt an toàn cho cửa tủ, ngăn kéo tủ nhằm hạn chế nguy cơ khi bé trườn tới bám hay lục lọi đồ vật và có thể gây nguy hiểm.  
  • Khi trẻ tập trườn, cần có sự giám sát của người lớn. Đồng thời dùng rào chắn để giới hạn khu vực mà trẻ có thể hoạt động nhằm ngăn nguy cơ trẻ bò lên cầu thang, vào phòng tắm, nhà bếp hay tiến đến gần bể cá… gây nguy hiểm
  • Cố định thiết bị và đồ đạc để tránh nguy cơ đồ vật nặng đè lên người bé.
  • Lắp lưới cho cửa sổ và ban công hoặc gắn thêm chấn song để đảm bảo an toàn cho bé. Lưu ý rằng vẫn cần duy trì lối thoát hiểm an toàn ở mỗi phòng trong trường hợp có hỏa hoạn.
  • Nếu nhà bạn có hồ bơi, hồ cá ngoài trời… hãy hạn chế cho bé tập trườn xung quanh khu vực này. Bạn cũng có thể lắp thêm hàng rào chắc chắn xung quanh hồ.
  • Bọc các cạnh của đồ nội thất lại để trẻ không va vào trong quá trình di chuyển.
  • Dùng các nút bịt ổ cắm điện để trẻ không thọc tay vào.
  • Sử dụng rèm cửa không dây hoặc giấu dây ngoài tầm với của bé để tránh tình trạng trẻ giật dây làm rơi màn cửa gây nguy hiểm cho bé.
  • Không ép trẻ tập trườn liên tục khi bé không hợp tác.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ “Trẻ mấy tháng biết trườn?” và những vấn đề xoay quanh thời gian tập trườn của bé. Mặc dù trườn là một cột mốc đáng nhớ, nhưng cha mẹ không nên thúc ép trẻ mà hãy để con phát triển tự nhiên nhé!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328