Thiếu vitamin nhóm A, B, C, D… có thể khiến trẻ thường xuyên mệt mỏi, kém tăng trưởng dù không đau ốm.
Đưa con đi khám dinh dưỡng tại Nutrihome Hoàng Văn Thụ (Hệ thống Phòng khám dinh dưỡng Nutrihome), chị Phương (Gò Vấp, TP HCM) cho biết con gái chị 8 tuổi, hơi nhẹ cân, không đáng lo ngại. Tuy vậy, cháu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, lười hoạt động, ăn kém dù không mắc bệnh gì. Chị nghi ngờ con thiếu chất, sợ để lâu ảnh hưởng xấu sức khỏe nên đưa con đi khám để nhận tư vấn từ bác sĩ.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Duy Tùng – Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, cho biết kết quả xét nghiệm vi chất trong cơ thể bằng máy sắc ký lỏng hiệu năng cao UPLC chuyên dụng cho thấy bé gái (con chị Phương) thiếu hụt một số vi chất cần thiết như vitamin A, B, kẽm, sắt… Kết quả trùng khớp với chẩn đoán lâm sàng ban đầu khi thăm khám bé trực tiếp.
“Trẻ nhỏ thường có năng lượng dồi dào, ưa hoạt động để hỗ trợ phát triển cơ thể. Tuy nhiên, nếu bé có xu hướng giảm hào hứng với các trò vận động, thường xuyên mệt mỏi dù không mắc bệnh gì thì có khả năng bị thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu”, bác sĩ Tùng cho biết.
Các vi chất cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ, giúp duy trì, đảm bảo các hoạt động sống, hoạt động thể chất và trí não. Do đó, chúng thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến hành vi của bé. Ví dụ, nếu trẻ bị thiếu hụt các vi chất có ảnh hưởng đến sự phát triển của trí não thì bé có thể trở nên chậm chạp hơn, dễ cáu kỉnh, khó chịu hay lo sợ,…
Cơ thể của trẻ cần đa dạng dưỡng chất khác nhau, từ chất đạm, bột đường, chất béo đến vi chất dinh dưỡng. Vitamin làm nhiệm vụ quan trọng là giúp chuyển hóa năng lượng từ thực phẩm trẻ ăn mỗi ngày. Điều đó có nghĩa nếu trẻ bị thiếu vitamin, sẽ cảm thấy mệt mỏi vì thức ăn không chuyển hóa đúng cách giúp trẻ duy trì hoạt động.
Theo đó, bác sĩ Tùng khuyến cáo, khi thấy trẻ hay mệt mỏi, lười hoạt động và kém tăng trưởng, bên cạnh một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phụ huynh cần lưu ý vì trẻ có thể thiếu hụt 4 nhóm vitamin quan trọng dưới đây.
Vitamin nhóm B: Vitamin B1 cần thiết cho sự phát triển chức năng thần kinh của trẻ. Nếu thiếu trẻ sẽ chậm chạp, tư duy kém. Các loại thực phẩm giàu vitamin B1 như đậu và cây họ đậu, các loại hạt, thịt, cá, còn nguyên cám, các loại hạt, sữa…
Thiếu vitamin B6, trẻ ngủ chập chờn, giấc ngủ không sâu dẫn đến mệt mỏi. Để bổ sung, ba mẹ có thể cho bé ăn nhiều thực phẩm như thịt gia cầm, thịt bò và cá, các loại rau củ như khoai tây, khoai lang, ngô. Trái cây là một trong những nguồn tốt nhất.
Đặc biệt là vitamin B12, nếu thiếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tế bào hồng cầu của trẻ. Do đó, trẻ có thể gặp vấn đề như thiếu máu và dẫn đến mệt mỏi. Các nguồn tự nhiên của vitamin B12 có trong trứng, cá, sữa, nấm đông cô, thịt cừu và thịt gà.
Vitamin D: Dưỡng chất quan trọng để tăng cường năng lượng của trẻ. Vitamin D giúp tăng cường khả năng miễn dịch, nếu thiếu dưỡng chất nhiều vi chất dinh dưỡng và khoáng chất khác sẽ không được hấp thụ vào cơ thể trẻ. Do đó, bé cảm thấy mệt mỏi.
Trẻ cần nhận tối đa lượng vitamin D từ ánh sáng mặt trời, với ít nhất 15-20 phút ở ngoài trời mỗi ngày để bổ sung lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, ba mẹ có thể bổ sung lượng vitamin này trong những bữa ăn hàng ngày cho bé từ thực phẩm như hải sản, trứng, thịt bò, sữa, phô mai, đậu hũ,…
Vitamin C: Một chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, sức khỏe tổng thể của trẻ. Vitamin C chịu trách nhiệm cho hoạt động bình thường của tế bào trong cơ thể.
Mức độ hoạt động của tế bào thấp sẽ làm chậm tốc độ chung, gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Cam quýt, dưa đỏ, kiwi, dứa, cà chua, rau bina, ớt chuông, súp lơ xanh là những nguồn thực phẩm giàu vitamin C.
Vitamin A: Dưỡng chất quan trọng trong việc xây dựng cơ bắp, nếu trẻ có cơ bắp yếu chúng sẽ cảm thấy mệt mỏi. Để bé xây dựng cơ bắp tốt, bác sĩ Tùng khuyên ba mẹ nên cho trẻ ăn cà rốt, rau bina, khoai lang, xoài, đu đủ… giữ mức vitamin A trong cơ thể.
Ngoài thiếu vi chất thiết yếu, một lý do khác dẫn đến mệt mỏi có thể là do trẻ thiếu ngủ, không tuân theo một thói quen thích hợp, thiếu hoạt động thể chất, căng thẳng và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng chưa được xác định.
Nếu ba mẹ theo dõi con hàng ngày, thấy rằng trẻ luôn mệt mỏi, không năng động thì cần bổ sung dưỡng chất qua thực phẩm ăn hàng ngày. Nếu sau khi ăn theo thực phẩm gợi ý, trẻ vẫn còn ít năng lượng, lười vận động, mệt mỏi,… ba mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị sớm, từ đó nâng cao sức khỏe, thể trạng.
Bình An