Trẻ sơ sinh được coi là sinh non khi bé ra đời dưới 37 tuần tuổi. Trẻ sinh non ít có thời gian phát triển hơn trong bụng mẹ nên gặp nhiều rắc rối về thể chất và quá trình phát triển. Thai phát triển đủ tháng được xác định trong khoảng 38-42 tuần với sự phát triển của nền y học, cơ hội sống với trẻ sơ sinh, sinh non ngày càng cao. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sinh non của các mẹ bầu như: bệnh lý ở mẹ, dị tật bẩm sinh ở tử cung, người mẹ mang thai bị stress, mang thai khi tuổi dưới 17 hoặc trên 40…Mặc dù hơn 90% trẻ sinh non có trọng lượng khoảng 800g có thể sống khỏe. Tuy vậy, những nguy cơ mà trẻ sơ sinh có thể gặp:
1. Suy hô hấp
Trẻ càng sinh thiếu tuần tuổi càng dễ bị suy hô hấp. Triệu chứng trẻ bị tím tái, thở gắng sức… dễ tử vong.
2. Bệnh nhiễm trùng
Trẻ sinh non có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém dễ bị nhiễm trùng( nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm ruột, hoại tử…). Triệu chứng nhiễm trùng của trẻ sinh non thường khó phát hiện, chuẩn đoán chính xác dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
3. Bệnh vàng da
Bệnh này rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời rất dễ gây nhiễm độc thần kinh, để lại di chứng suốt đời và tử vong. Nguyên nhân gây bệnh vàng da là do gan của trẻ sinh non không được phát triển toàn diện để thực hiện đầy đủ chức năng chuyển hóa. Các mẹ cần đưa con đến khám và được bác sĩ hướng dẫn, điều trị kịp thời.
4. Rối loạn tiêu hóa
Triệu chứng thường gặp ở trẻ sinh non là thường xuyên ói, nôn trớ, trướng bụng, tiêu chảy liên tục, ăn kém và không hấp thụ được chất dinh dưỡng, chậm tăng cân. Ruột của trẻ vì phát triển chưa hoàn thiện mỏng dần dễ dẫn đến viêm hoại tử từ ruột hoặc bị thủng.
5. Bệnh xơ hóa võng mạc
Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, do trẻ bị ngộ độc oxy, khi nồng độ oxy trong máu quá cao làm cho võng mạc giãn nở, co thắt bất bình thường, gây tổn thương đến thị giác và có thể bị mù lòa.
6. Rối loạn huyết học
Trẻ thiếu tháng khi sinh sẽ dễ bị thiếu hụt yếu tố làm đông máu nên dễ bị xuất huyết ở một số bộ phận của cơ thể: Dạ dày, phổi, mật…, gây thiếu máu cấp tính. Nặng hơn trẻ có thể bị xuất huyết não, co giật, hôn mê sâu và tử vong.
Lưu ý: Khi trẻ có triệu chứng da kém sắc không được hồng hào, chậm lên cân, các mẹ cần phải đưa con đi khám kịp thời để chữa trị.
7. Chậm tăng trưởng thể chất
Rất dễ gặp ở trẻ sinh non. Bệnh này do sữa mẹ thiếu sữa, sữa không đủ chất chất hoặc trẻ không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng nên chậm tăng cân không phát triển chiều cao như những đứa trẻ cùng lứa tuổi khác…
8. Dễ mắc bệnh tự kỷ
Trẻ sinh non có nguy cơ cao mắc hội chứng rối loạn tâm thần. Trẻ sinh thiếu cân có mối liên hệ mật thiết đối với vấn đề nhận thức của trẻ trong đó có bệnh tự kỷ
9. Một số biện pháp phòng sinh non các mẹ bầu cần lưu ý
- Kiểm soát cân nặng (tăng cân quá nhanh và nhiều trong thai kỳ là nguyên nhân gây ra các bệnh làm tăng nguy cơ sinh non như: tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật
- Bổ xung vitamin tổng hợp hàng ngày
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
- Chế độ ăn uống cân bằng
- Uống nhiều nước (2,5lit nước/ ngày) và đi tiểu thường xuyên.
- Tập thể dục (nhẹ nhàng…)
- Không dùng rượu, bia, thuốc lá, ma tuý
- Tránh giao hợp trong thai kỳ có nguy cơ sinh non
- Giữ gìn tránh viêm nhiễm âm đạo, cổ tử cung
- Điều trị tránh để sốt cao cấp tính do bất kỳ bệnh lý nào
BS. Hoàng Ngọc Anh
——-
Phòng khám dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: 2C Nguyễn Viết Xuân – Quang Trung – Hà Đông ( 70 Nguyễn Chí Thanh chuyển về )
Hotline: 0969 59 59 38
Email: phongkhamdinhduonghanoi@gmail.com
Website: htkhám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao
Địa chỉ: http://phongkhamdinhduong.vn