back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị • Bệnh lý

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Đau dây thần kinh số 5 là một tình trạng mạn tính có thể gây ra các cơn đau đột ngột, dữ dội ở một bên mặt, làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày. Mời bạn cùng Bệnh lý tìm hiểu cụ thể tình trạng này trong bài viết ngay sau đây nhé!

Tìm hiểu chung

Đau dây thần kinh số 5 là gì?

Đau dây thần kinh số 5 hay còn được gọi đau dây thần kinh sinh ba, là một loại bệnh thần kinh do tổn thương dây thần kinh số 5. Dây thần kinh số 5 là một trong 12 cặp dây thần kinh sọ. Nó chịu trách nhiệm dẫn truyền cảm giác xúc giác thô sơ, nhiệt độ và cảm giác đau từ vùng đầu và mặt đến vỏ não tiếp nhận cảm giác. Ngoài ra, nhánh hàm dưới thần kinh 5 còn liên quan đến chức năng vận động để giúp bạn cắn, nhai và nuốt.

Tổn thương dây thần kinh số 5 có thể gây ra cơn đau đột ngột, dữ dội ở một bên mặt. Cơn đau có thể giống như bị điện giật và cản trở các hoạt động hàng ngày. Các hoạt động đơn giản như cắn, nhai, nói, cười, đánh răng hoặc cạo râu cũng có thể kích hoạt cơn đau.

Thông thường, đau dây thần kinh số 5 thường chỉ ảnh hưởng đến một bên mặt và bên phải mặt thường bị ảnh hưởng nhiều hơn bên trái. Nếu cả hai bên sẽ bị ảnh hưởng, cơn đau có thể sẽ không diễn ra cùng một lúc. Tuy nhiên, tình trạng này là rất hiếm.

Phân loại

Có hai dạng đau dây thần kinh số 5 phổ biến bao gồm:

  • Đau dây thần kinh số 5 điển hình (Loại 1). Bệnh nhân có thể sẽ trải qua những đợt đau đớn dữ dội và không liên tục. Bạn có thể cảm thấy đau và/hoặc nóng rát khắp mặt kéo dài từ vài giây đến vài phút. Những cơn đau như dao đâm này có thể xảy ra gần nhau, tổng thời gian lên đến hai giờ nhưng hiếm khi xuất hiện lúc bạn đang ngủ. Theo thời gian, cơn đau nghiêm trọng và kéo dài hơn. Thông thường, những cơn đau ngắn này sẽ được kích hoạt bởi các hành động như nhai, nói chuyện hoặc chạm vào mặt.
  • Đau dây thần kinh số 5 không điển hình (Loại 2). Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy đau nhức dai dẳng. Cảm giác có thể là đau như dao đâm và/hoặc nóng rát, nhưng ít dữ dội hơn loại 1. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ khó hơn trong việc điều trị và kiểm soát các triệu chứng.

Một người có thể bị cả hai dạng đau dây thần kinh sinh ba cùng một lúc. Cơn đau xảy ra theo từng đợt, nhưng khi tiến triển thì khoảng thời gian không đau sẽ ngắn dần rồi mất hẳn.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng đau dây thần kinh số 5

Tổn thương dây thần kinh số 5 có thể ảnh hưởng đến một khu vực nhỏ, chẳng hạn như một phần nướu hoặc một khu vực lớn hơn, chẳng hạn như một bên mặt. Mức độ triệu chứng xuất hiện sẽ phụ thuộc vào nơi tổn thương thần kinh xảy ra.

Một số triệu chứng xuất hiện ở vùng má và hàm, bao gồm:

  • Tê và/hoặc cảm giác ngứa ran
  • Đau dữ dội trong thời gian ngắn
  • Đau nhức thường xuyên.

Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Cơn đau ngắn hạn như dao đâm hoặc điện giật
  • Gặp khó khăn trong các hoạt động đơn giản như nhai hoặc nói chuyện,…
  • Cảm giác bỏng rát khắp một bên mặt.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên thăm khám sớm với bác sĩ nếu bạn gặp phải:

  • Co giật cơ mặt
  • Đau mặt dữ dội kéo dài hoặc tái phát, không thuyên giảm khi dùng thuốc giảm đau
  • Mất cảm giác ở mặt hoặc da đầu.

Nguyên nhân

Nguyên nhân đau dây thần kinh số 5 là gì?

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh số 5 bao gồm:

  • Nguyên phát (vô căn). Bệnh xảy ra khi một động mạch hoặc tĩnh mạch xung đột với dây thần kinh số 5 và gây kích ứng, áp lực lên dây thần kinh 5 đoạn trong khoang dưới nhện, gần đi vào thân não. Nguyên nhân này chiếm khoảng 90% các trường hợp.
  • Thứ phát. Bệnh xảy ra khi một khối u, u nang hoặc chấn thương vùng mặt chèn ép lên dây thần kinh sinh ba. Khoảng 1 đến 2% những người mắc bệnh đa xơ cứng cũng bị đau dây thần kinh số 5, do bệnh này làm hủy lớp vỏ myelin bao phủ dây thần kinh nên dây thần kinh trở nên nhạy cảm hơn.

nguyên nhân đau dây thần kinh số 5

Bạn có thể quan tâm: Nguyên nhân liệt dây thần kinh số 7 là gì? Tìm hiểu ngay!

Các yếu tố nguy cơ

Hầu hết các hoạt động đơn giản có tác động vào mặt có thể khởi phát các triệu chứng, chẳng hạn như

  • Chạm vào mặt như cạo râu, trang điểm, rửa mặt
  • Ăn uống
  • Đánh răng, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng
  • Nói và cười
  • Tác động lực lên khuôn mặt, đặc biệt là vào vùng má hoặc quai hàm
  • Khi một cơn gió thổi vào mặt.

Đau dây thần kinh số 5 ảnh hưởng đến những người trên 50 tuổi nhiều hơn đáng kể so với những người dưới 40 tuổi. Tình trạng này cũng ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới và được coi là một rối loạn hiếm gặp.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán đau dây thần kinh số 5?

Bác sĩ sẽ lắng nghe mô tả của bạn về cơn đau, bao gồm kiểu đau (đột ngột, dữ dội, ngắn), vị trí đau, yếu tố nào kích hoạt cơn đau. Họ cũng sẽ tiến hành thêm nhiều bước gồm:

  • Khám thần kinh bằng cách sờ và kiểm tra các bộ phận trên mặt nhằm xác định nơi cơn đau xảy ra, nhánh nào của dây thần kinh số 5 có thể bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các bài kiểm tra phản xạ cũng góp phần xác định nguyên nhân gây đau là do dây thần kinh bị chèn ép hay bệnh lý khác.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) để loại trừ các khối u não, bệnh đa xơ cứng và các nguyên nhân khác có thể gây triệu chứng tương tự. Chụp MRI cũng có thể cho biết liệu có mạch máu xung đột với dây thần kinh gây đau hay không.

Những phương pháp điều trị đau dây thần kinh số 5

điều trị đau dây thần kinh số 5

Phác đồ điều trị đau dây thần kinh số 5 có thể bao gồm:

Thuốc men

Các loại thuốc sau đây có thể giúp kiểm soát cơn đau trong nhiều năm:

  • – Thuốc chống co giật bao gồm carbamazepine, gabapentin, pregabalin, oxcarbazepine, phenytoin, lamotrigine, natri valproate, clonazepam và topiramate… Thuốc chống co giật này có thể giúp giảm đau nhưng vẫn có một số tác dụng phụ, bao gồm: chóng mặt, buồn nôn, lú lẫn và buồn ngủ. Bác sĩ sẽ bắt đầu với liều thấp, sau đó điều chỉnh liều cho tới khi đạt tác dụng mong muốn. Nếu theo thời gian, thuốc dần mất tác dụng thì họ tăng liều hoặc đổi sang thuốc khác cho bạn.
  • – Thuốc chống trầm cảm ba vòng bao gồm amitriptyline hoặc nortriptyline giúp giảm các triệu chứng đau dây thần kinh số 5 không điển hình.
  • – Thuốc giãn cơ baclofen có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với carbamazepine.
  • – Tiêm độc tố botulinum (botox) giúp giảm đau do dây thần kinh số 5 ở những bệnh nhân không đáp ứng hoặc không dung nạp với thuốc.

Phẫu thuật

Nếu thuốc không mang lại hiệu quả như mong đợi hoặc tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn theo thời gian, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật thường chỉ giúp ngăn chặn triệu chứng trong một khoảng thời gian nhất định.

Các loại phẫu thuật có thể bao gồm:

  • Can thiệp phá hủy hạch Gasser qua da bằng tiêm cồn, tia xạ hoặc dùng sóng siêu cao tần
  • Can thiệp không phá hủy bằng phẫu thuật giải ép mạch máu – thần kinh.

Liệu pháp bổ sung

Các liệu pháp bổ sung có thể kết hợp với thuốc để điều trị đau dây thần kinh số 5, bao gồm:

  • Tập yoga
  • Thiền
  • Dùng tinh dầu
  • Tập thể dục nhẹ nhàng
  • Châm cứu, bấm huyệt chữa đau dây thần kinh số 5
  • Nắn khớp xương
  • Điều trị chỉnh hình vùng cổ trên của cột sống
  • Liệu pháp phản hồi sinh học
  • Bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng.

Phòng ngừa

Những biện pháp giúp phòng ngừa đau dây thần kinh số 5

Thật không may, đau dây thần kinh số 5 không thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu tần suất đau bằng cách tránh một số hoạt động có thể kích thích cơn đau.

Ngoài ra, những thay đổi lối sống sau đây có thể giúp nâng cao sức khỏe của hệ thần kinh:

  • Hoạt động thể chất hầu hết các ngày trong tuần
  • Ăn một chế độ ăn uống bổ dưỡng và uống nhiều nước để tránh mất nước
  • Giảm căng thẳng bằng cách nghỉ ngơi hợp lý và tham gia các hoạt động đúng sở thích, như thiền hoặc làm vườn
  • Ngủ đủ giấc
  • Kiểm soát tiểu đường và huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến chức năng thần kinh
  • Không sử dụng chất kích thích và bỏ hút thuốc lá.

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328