“Tiền nhiều để làm gì?” là câu nói kinh điển làm dậy sóng dư luận xuất phát từ phiên tòa ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ với vợ. Câu nói chứa đầy hàm ý này đã khiến nhiều người phải giật mình tự ngẫm. Cũng rất nhiều ý kiến được đưa ra. Và rất nhiều câu nói như nhiều tiền liệu có mua được hạnh phúc? Và rằng chúng ta đang lao theo tiếng gọi của đồng tiền?
Hãy cùng nhìn nhận, phân tích các giá trị của đồng tiền và tự trả lời câu hỏi “Tiền nhiều để làm gì?”!
Quan điểm 1: Tiền không mua được hạnh phúc, nhưng tiền sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn!
Bạn không thể dùng tiền để mua được tình yêu, không thể dùng tiền để mua được 1 người chính trực? OK đúng, nhưng khi bạn có tình yêu, có những mối quan hệ tốt đẹp, bạn cần dùng tiền để nuôi dưỡng nó, đã qua rất lâu rồi cái thời 1 túp lều tranh 2 quả tim vàng” Bây giờ là thế kỷ 21, và nếu như bạn không có tiền, không có chí hướng và biết cách làm ra tiền, thì tỷ lệ chia tay là rất cao. Tại sao ư?
Bởi con người ai cũng có mưu cầu hạnh phúc, ai cũng có sẵn trong người tính Tham, Sân, Si. Thử hỏi 2 người yêu nhau, cô gái thấy người yêu của mình nghèo rớt mồng tơi, rồi lại thiếu chí tiến thủ, tiền kiếm được không đủ nuôi bản thân? vậy đến khi lập gia đình có con cái thì sao?
Nhìn sang người yêu những đứa bạn, chúng nó giỏi giang, kiếm được nhiều tiền và không ngừng phấn đấu, đi di du lịch cùng nhau mà chúng nó được mua hết quà nọ quà chai, còn người yêu mình vì không có tiền nên chẳng được gì cả? Thử hỏi trong trường hợp đó có bao nhiêu bạn không Sân Si? Có sẵn sàng đi tiếp với người đó đến hết cuộc đời? bạn khổ rồi thì không sao, đến con lúc có con còn khổ nhiều hơn nữa? bao nhiêu bạn sẽ chịu được? – Đây chỉ là 1 phần nho nhỏ của câu chuyện, thực sự nếu không có tiền, mâu thuẫn sẽ xảy ra thường xuyên!
Quan điểm số 2: Người giàu chưa chắc đã sướng nhưng người nghèo thì chắc chắn khổ
Vẫn theo lập luận trên, có thể nhiều tiền không mua được hạnh phúc, tức người giàu chưa chắc đã sướng, có nhiều thứ mà tiền không mua được. Hẳn ai cũng biết là thế nhưng nó mua được gần như tất cả. Ít nhất là những gì đa số mọi người đều muốn như mua nhà lầu, mua xe hơi, điện thoại, đồng hồ, trang sức, mỹ phẩm, đồ hiệu…. những cái đó đều mang lại niềm vui nhất định cho chủ nhân.
Ngược lại, người nghèo thì chắc chắn khổ là cái điều đương nhiên, nó như 1 chân lý rồi. Chẳng có tiền thì chỉ biết nhìn những món đồ ao ước rồi mộng tưởng, điện thoại cùi, xe hỏng lên hỏng xuống, ở những căn nhà tồi tàn, thử hỏi ai cảm thấy sướng cho được, hơn nữa nếu có thêm người yêu mà “muốn mua món quà tặng cho e, làm duyên với nàng mà không tiền?!” thì ai sẽ cảm thấy đó là sung sướng?
Vẫn biết rằng Sướng – Khổ tại tâm, Mình hài lòng với những gì mình đang có thì đó là sướng, còn nhiều người lắm tiền nhiều của nhưng vẫn tự thấy khổ. Nhưng nói vậy không phải là để các bạn nhụt chí, nghĩ rằng mình có công việc ổn định, có nhà có xe rồi thì ngừng phấn đấu, điều đó sẽ giết chết bạn trong tương lai. Lòng tham sẽ khiến bạn cố gắng nhiều hơn, đừng tham quá là được!
Quan điểm số 3: Làm gì để nhiều tiền?
Để trả lời câu hỏi này thì tự mỗi người phải nhận thức được khả năng của mình, và không ngừng nỗ lực phấn đấu, Hãy vận dụng những gì mình học được, kinh nghiệm mình có để nghĩ cách kiếm tiền, Làm gì để nhiều tiền là ở bạn, chứ không phải ở ai khác!
Lúc mới ra trường bạn có thể chỉ là người bán hàng rong, người shiper dạo… nhưng nếu có chí, nỗ lực thì biết đâu sau này có thể trở thành chủ của chuỗi cửa hàng ăn nhanh, hay chủ 1 hãng vận tải nào đó. Có rất nhiều tấm gương thành công từ những việc làm tưởng chừng như thấp hèn. Quan trọng vẫn là “Làm người phải có chí” và “có chí thì nên”
Có rất nhiều bạn trẻ ngày nay kiếm tiền rất giỏi, họ làm các công việc như bán hàng online, là youtuber, tiktoker, chủ cửa hàng nọ kia.. đều là những công việc chân chính và đi lên từ đôi bàn tay của mình. Hãy học tập từ họ, hãy luôn nhớ rằng, “cùng là con người với nhau, họ làm được thì mình cũng làm được” để lấy đó mà làm động lực phấn đấu.
Cũng cần lưu ý là có làm gì thì cũng phải trong khuôn khổ pháp luật nhé, chứ đừng bất chấp kiếm tiền mà đi theo các con đường tội lỗi như buôn mai thúy, bán mại zâm rồi lại chôn vùi thanh xuân trong song sắt!
Và nếu như những quan điểm đó chưa đủ thuyết phục bạn về giá trị của đồng tiền, thì hãy lắng nghe tâm sự tuổi 37 của một người đàn ông dưới đây:
Lúc còn trẻ, tôi luôn cho rằng kiếm tiền là tất cả, giờ già rồi, phát hiện ra câu nói này không hề sai một chút nào
Tuổi trẻ, bạn làm gì, nói gì, đam mê gì, ước mơ gì không quan trọng… quan trọng là bạn có kiếm được ra tiền không? Để rồi đến tuổi 35, khi có tiền bạn cũng có thể tự tin nói với vợ con và bố mẹ, mọi người yên tâm, đừng sợ gì cả, tất cả đã có bạn lo được.
-
Những năm mới ra trường
Năm đó, bạn 23 tuổi. Lần đầu tiên ra mắt nhà bạn gái, gặp bố mẹ.
Thực ra, trước đây bạn từng chat video với họ. Nhưng lần này đặc biệt hơn, bố mẹ bạn gái nhiệt tình mời bạn đến nhà chơi. Ngồi trước một mâm cơm thịnh soạn, lần gặp mặt chính thức, bạn có chút bất an, hồi hộp, lo lắng.
Ăn được nửa bữa cơm, bố bạn gái quả nhiên bắt đầu hỏi chuyện, đầu tiên là những vấn đề xung quanh cuộc sống của bạn, sau đó cuộc trò chuyện bắt đầu đi đến vấn đề chính.
– Khi nào thì con chuẩn bị mua nhà riêng?
Bên cạnh, mẹ bạn gái cũng bắt đầu chậm rãi nói, con rể ông Lưu nhà hàng xóm, vừa mua được một căn chung cư 3 phòng ngủ gần 3 tỷ bạc
Bạn không biết, nên trả lời như thế nào mới làm hài lòng được họ. Trong đầu bạn suy nghĩ, đối với bạn bây giờ mà nói tài sản giá trị lớn nhất chỉ là chiếc thẻ ngân hàng với 7 triệu đồng đổ về mỗi tháng.
Sau đó, không khí trên bàn ăn bắt đầu dần dần nguội đi. Bạn nhanh nhanh chóng chóng ăn xong cơm, tìm đại một lý do công ty có việc gấp xin phép ra về.
Một tuần sau, bạn hẹn bạn gái ra ngoài, nhẹ nhàng nói câu chia tay.
Cô ấy khóc, giống như kẻ bạc tình, bạn lạnh lùng quay lưng đi về hướng khác.
Không phải bạn không yêu cô ấy, cũng không phải trái tim bạn tàn nhẫn. Đơn giản bạn bắt đầu hiểu được, chỉ yêu thôi chưa đủ, tình yêu không kèm theo vật chất đính kèm, sớm muộn gì cũng sẽ mỗi người một nơi.
Trong lúc yêu tiền có thể không quan trọng, nhưng khi kết hôn đó lại là một chuyện hoàn toàn khác.
2. Ba năm bươn trải
Bạn 26 tuổi, bạn cuối cùng cũng tích lũy riêng được một ít riêng cho mình.
Trong ba năm này, bạn đi làm việc ở thành phố, tìm kiếm cơ hội mới. Bạn bán mạng làm việc, hết lòng vì công việc, vì muốn kí được hợp đồng với khách, thậm chí uống rượu đến mức chảy máu dạ dày cũng cắn răng chịu đựng.
Tiền lương của bạn tăng lên gấp đôi, bạn bắt đầu cảm thấy cuộc đời bạn có lẽ đã rẽ sang một bước ngoặt mới, cảm thấy bản thân tràn đầy năng lượng mới, bạn quyết định mua nhà.
Mỉm cười, đĩnh đạc cùng với nhân viên tư vấn nhà đất đi xem nhà.
Bạn tìm được căn hộ ưng ý, môi trường rất tốt, giao thông thuận tiện, cách công ty không xa, siêu thị, trung tâm mua sắm ngay dưới nhà, xung quanh còn có các trường học tiện cho con bạn đi học sau này…
Nhưng khi bàn đến giá cả, bạn lặng người đi. Giá nhà đất tăng quá nhanh, quá sức tưởng tượng của bạn.
Bạn về nhà, quyết định đợi một thời gian nữa, đợi giá nhà đất lắng xuống sẽ đi mua. Nhưng sau khi bạn lướt Face, đọc báo, thấy được một dòng trạng thái, dân tình đang đổ xô đi mua nhà cửa, thậm chí còn xếp hàng thâu đêm để mua được căn hộ ưng ý.
Bạn ý thức được, bạn không thể chạy đua được với giá nhà đất, nếu không mua lúc này, sợ rằng sẽ chẳng bao giờ còn cơ hội.
Bạn hạ quyết tâm, gọi điện cho bố mẹ, mượn sổ tiết kiệm 500 triệu số tiền dưỡng lão của họ.
Ba ngày sau, mượn ngược mượn xuôi bạn tích góp đủ số tiền đặt cọc, bạn cầm tiền đi kí hợp đồng mua nhà.
Thời khắc đặt bút kí lên hợp đồng, sống mũi cay cay, mắt có chút nhòe đi. Có tiền thật là tốt. Làm đàn ông, bạn càng ý thức sâu sắc hơn, có tiền, mới có nhà, mới có cảm giác ổn định cuộc sống.
3. Tuổi 28 – Lại thêm chông gai
Trước bốn tháng khi bạn đón sinh nhật lần thứ 28, bạn mất đi công việc hiện tại.
Là bị ép xin nghỉ việc, tập đoàn đột nhiên hủy bỏ văn phòng phía bắc mà không có bất kì thông báo nào trước đó, sau khi nhận được tiền bồi thường hợp đồng, bạn chính thức trở thành người thất nghiệp.
Bạn bắt đầu tìm kiếm công việc mới, từ miền Bắc bôn ba vào Nam.
Bạn đột nhiên phát hiện, sau 30 tuổi, công việc càng tìm càng khó.
Nếu không phải tiền lương quá thấp, thì lại yêu cầu cực kì khắt khe, không những thế bạn còn phải cạnh tranh với hàng ngàn sinh viên vừa mới ra trường, lúc nào bạn cũng trong trạng thái bị “ngã ngựa” bất kì lúc nào.
Sau khi trả xong ba tháng tiền nhà, bạn đột nhiên phát hiện, trong thẻ ngân hàng bây giờ chỉ còn đúng hai triệu.
May mắn là, trước khi kịp đón sinh nhật 28 tuổi, bạn tìm được công việc mới.
Mặc dù công ty ở xa nhà, nhưng trước mắt tất cả đều thuận lợi, mọi việc suôn sẻ.
Bởi vậy, sinh nhật năm 28 tuổi, bạn đặc biệt tự tặng mình một chiếc bánh sinh nhật nhỏ. Trong ánh nến lung linh, bạn âm thầm ước nguyện cuộc sống sẽ ngày một tốt hơn.
Không phải tự giảm áp lực cho bản thân mình. Mà bạn bắt đầu hiểu được, đôi lúc, có thu nhập ổn định, cũng là một sự ấm áp. Chí ít nó có thể duy trì cuộc sống hiện tại của bạn, bạn không bị gánh nặng cơm áo gạo tiền ghì sát đất.
Thời gian này bạn cũng đã lập gia đình, và chuẩn bị sinh đứa con đầu lòng
4. Đã hết 1/3 cuộc đời
Thời gian trôi nhanh, chớp mắt bạn đã 32 tuổi, trở thành tầng lớp trung lưu trong mắt người khác.
Sống một cuộc sống bình yên biển lặng, tất cả vẫn đang chạy theo quĩ đạo của nó, con bạn 3 tuổi, đến lúc phải đi nhà trẻ.
Bạn có hai lựa chọn: dưới nhà là trường song ngữ tư thục; hoặc đưa con gửi vào khu chung cư bên cạnh, ở đó của một ngôi trường nhỏ nhận nuôi dạy trẻ.
Trường thứ nhất, mỗi tháng là năm triệu, có thầy cô giáo nước ngoài. Trường thứ hai, chỉ cần hai triệu là đủ, thầy cô giáo toàn là những người đã bước vào tuổi xế chiều.
Bạn ngồi trước máy tính, dành cả một buối tối chỉ để xem tin tức liên quan đến ngược đãi trẻ em, bữa sáng ngày thứ hai, bạn nói với vợ: Chúng ta gửi con vào nhà trẻ quốc tế đi.
Bạn không nói với vợ rằng, mấy ngày trước, công ty tiến hành điểu chỉnh chức vụ.
Bạn đã chuẩn bị đầy đủ tài liệu xin đi nhậm chức chỗ mới, từ văn phòng công việc nhẹ nhàng thoải mái, bạn được điều đến bộ phận mũi nhọn của công ty, công việc bận đến mức không có thời gian để thở. Mặc dù mệt hơn, nhưng thu nhập tăng lên không ít.
Sau khi biết được thông tin điều chỉnh chức vụ, vợ bạn quả nhiên cằn nhằn với bạn, nói bạn không biết tự lượng sức mình.
Bạn không hề giải thích, ngược lại bạn cảm thấy bản thân mình nhẹ nhõm đi nhiều.
Bởi vì bạn bắt đầu hiểu, cho dù có mệt thêm một chút, nhưng chí ít bạn có thể tạo điều kiện tốt nhất cho con mình phát triển.
5. Lại thêm ba năm nữa.
Tất cả mọi việc, đều theo hướng thuận lợi phát triển, bạn thậm chí còn có kế hoạch cho riêng mình, đợi bố mẹ về hưu rồi, sẽ đón họ đến ở cùng mình.
Nhưng sáng sớm, mẹ bạn đã gọi điện thoại, bố bạn vừa mới xuất huyết não, bệnh viện tuyến tỉnh không thể nào giải quyết được.
Bạn điên cuồng phóng xe về nhà, đón bố lên thành phố chăm sóc.
Bạn tin rằng, ở đây có bệnh viện tốt nhất cả nước, các bác sỹ đều là những người có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, bố của bạn sẽ nhanh chóng hồi phục như trước kia.
Ở trong bệnh viện tuyến đầu của cả nước, dưới sự nhiệt tình giúp đỡ của y bác sỹ, khoa học kĩ thuật phát triển, bố bạn dần dần hồi phục.
Mỗi ngày tiêu tốn hàng triệu đồng, rất nhanh bạn cảm thấy cực kì áp lực. Số tiền tiêu tốn cho việc chữa trị của bố bạn, không khác gì bỏ tiền qua cửa sổ.
Hai tháng sau, bố bạn kiên trì muốn ra viện. Bạn nhất quyết không đồng ý, nhưng bố bạn vẫn kiên quyết xuất viện, ông nói với bạn, những việc còn lại chỉ là vật lí trị liệu, ở quê nhà cũng có thể tập được, việc này ở đâu cũng như nhau thôi.
Bạn lái xe đưa bố mẹ về quê, đoạn đường hàng ngày chỉ đi hết có ba tiếng, hôm nay bạn lái hết sáu tiếng liền.
Bởi vì bạn không chịu được, muốn dựa vào vô lăng khóc lớn một trận.
Thời gian chẳng tha cho một ai cả, bạn chẳng thể ngờ rằng bố mẹ ngày lại ngày lại già nhanh đi như vậy.
Bạn bắt đầu hiểu được, tiền đôi lúc đóng một vai trò quan trọng trong việc hiếu kính với bố mẹ. Nếu như bạn có thật nhiều tiền, bố mẹ bạn sẽ không vất vả như vậy.
Tiền nhiều để làm gì?
Nếu như bạn không mua nhà, bạn không thể biết tiền quan trọng như thế nào;
Nếu như bạn không trải qua việc trong nhà có người bị ốm, bạn cũng không biết, tiền là thứ tuyệt đối không bao giờ được thiếu.
Nếu như bạn không trải qua cuộc sống với tiền lương ít ỏi chỉ có 7 triệu một tháng, bạn sẽ không biết được mình kiếm tiền là vì cái gì.
Có người đã từng nói: “Con à, ba muốn con học hành cẩn thận, không phải bởi vì ba muốn con đi so đo thành tích với các bạn khác, mà đơn giản chỉ là, ba muốn con sau này sẽ có quyền được lựa chọn nhiều hơn, chọn lựa những việc mà con thích, chứ không phải khom lưng vì ba đống gạo.”
Hay tác giả Vương Nhĩ Đức từng nói: “Lúc tôi còn trẻ vẫn luôn cho rằng tiền tài là quan trọng nhất, bây giờ già rồi, phát hiện ra câu nói đó không hề sai một chút nào”.
- Trong lúc trẻ đừng ngựa non háu đá mà giả vờ không quan tâm tới vật chất, mà nên nỗ lực để kiếm tiền hơn.
- Chúng ta nỗ lực kiếm tiền, chính là trong lúc người thân cần giúp đỡ, có thể dang rộng bàn tay ra giúp đỡ họ, chứ không phải chỉ biết im lặng vì bản thân mình không đủ khả năng.
Bởi vậy, vì sao càng là tuổi trẻ càng phải nỗ lực kiếm tiền.
- Không phải bởi vì một cuộc sống xa hoa phú quí, cũng chẳng phải là để hưởng thụ.
- Mà là bởi có một ngày, bạn tự tin nói rằng, mình có thể sống một cuộc sống tốt hơn.
- Bạn cũng có thể tự tin nói với người thân gia đình, mọi người yên tâm, đừng sợ gì cả, tất cả đã có bạn.
Tiền là gì? Tầm quan trọng của tiền trong cuộc sống
Việt Nam đứng thứ hai thế giới về mệnh giá tiền thấp nhất
Bí quyết kiếm tiền từ “Người giàu có nhất thành Babylon”
Khởi nghiệp – Những bài học đắt giá khi mở nhà hàng ăn uống
Khởi nghiệp – Đầu tiên là tiền đâu?