back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

TƯ VẤN DINH DƯỠNG VÀ KHẮC PHỤC RỐI LOẠN TIÊU HÓA CỦA TRẺ

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Hệ tiêu hoá của con người là một ống cơ dài đi từ miệng tới hậu môn và các cơ quan phụ đổ chất tiết vào ống tiêu hoá. Đó là các tuyến nước bọt, túi mật và tuyến tuỵ. Bộ máy tiêu hoá có bốn công việc chính: vận chuyển, nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hoá, tiêu hoá thức ăn thành những phần nhỏ hơn, hấp thụ thức ăn đã tiêu hoá, chủ yếu diễn ra ở ruột; chuyển hoá các thức ăn đã được hấp thụ thành những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, chủ yếu diễn ra ở gan.

Để hoàn thành các chức năng trên, hệ tiêu hoá thực hiện các hoạt động nhào bóp, bài tiết dịch tiêu hoá, hấp thụ và đào thải. Do “đảm nhiệm” nhiều trọng trách nên các triệu chứng bệnh thường gặp của bộ tiêu hoá rất đa dạng, rải dọc theo ống tiêu hoá.

I. Biểu hiện của trẻ rối loạn tiêu hóa:

1. Đau: đây là triệu chứng rất hay gặp và quan trọng, luôn là triệu chứng chỉ điểm cho một tổn thương nhất định nào đó.

2. Rối loạn về nuốt: có thể là nuốt khó vì không đưa thức ăn vào thực quản được, hoặc đã vào thực quản nhưng khó đi tiếp xuống dưới, bị tắc nghẹn ở một chỗ nào đó. Cũng có thể là bị đau khi nuốt, đau ở phần họng hay đau ở chỗ dừng của thức ăn.

3. Nôn và buồn nôn: nôn là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày bị tống ra ngoài. Còn buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được.

4. Ợ: là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày, thực quản, kể cả chất hơi đi ngược lên miệng; là do rối loạn chức năng vận động của ống tiêu hoá. ợ có nhiều trạng thái phân biệt khác nhau: ợ hơi, ợ nước chua, ợ nước, ợ nước đắng và ợ cả thức ăn.

5. Rối loạn về phân, thể hiện những rối loạn về vận động, tiêu hoá hay hấp thụ. Có thể có các biểu hiện sau đây:

– Khối lượng phân quá nhiều hoặc quá ít. Số lượng lần đi ngoài trong ngày cũng quá ít hay quá nhiều.

– Táo bón: phân khô, rắn và thường kèm theo bị đau bụng, chướng hơi.

– Ỉa chảy: phân nát, lỏng, sự tống phân nhanh và phân có nhiều nước.

– Phân sống: phân còn chứa thức ăn chưa được tiêu hoá trọn vẹn.

– Phân có mủ, máu, bọt: những trường hợp này thường là do nhiễm trùng. Rối loạn về dại tiện, gây khó đại tiện, đau hậu môn khi đại tiện hay mót rặn.

6. Rối loạn về sự thèm ăn: không có cảm giác thèm ăn, đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng và đắng miệng.

7. Hiện tượng đầy hơi trong ống tiêu hoá: biểu hiện thường thấy là trung tiện (đánh rắm) nhiều hay không trung tiện được hoặc là sôi bụng.

8. Hiện tượng chảy máu tiêu hoá: người bệnh nôn ra máu đỏ xẩm hoặc đỏ tươi, đôi khi kèm theo thức ăn hoặc đi ngoài ra máu tươi hay đen, nhầy máu như máu cá.

9. Hội chứng kém hấp thụ: biểu hiện trong phân có những thức ăn còn nguyên như chất mỡ và chất thịt.

II.  Điều trị trẻ hay rối loạn tiêu hóa

1.  Điều trị tại nhà:

Khi trẻ mới có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhẹ, phân không có máu, quá tanh, không bị sốt thì mẹ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà như:

– Có thể dùng thuốc thông thường được bán tại các cửa hàng dược và nhờ tư vấn từ dược sỹ.

– Ngoài những loại thuốc điều trị mẹ cần kết hợp tái tạo lại môi trường đường ruột khỏe mạnh thích hợp nhất với trẻ là bổ sung môt số loại thực phẩm chức năng như: men vi sinh … giúp tăng hệ vi sinh đường ruột, tránh bị tổn thương, giảm thiểu rối loạn tiêu hóa, điều trị biếng ăn cho bé…

2.  Điều trị tại bệnh viện:

Khi bé có triệu chứng bệnh nặng như: đi ngoài ra máu, đi ngoài kèm sốt cao, uống thuốc điều trị tiêu chảy trong vòng 24 tiếng không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh… thì phải đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám, điều trị. Cần tránh trường hợp để bé bị rối loạn tiêu hóa quá lâu khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ bị tổn thương sẽ để lại những hậu quá lâu dài, trẻ kém ăn, chậm phát triển và hấp thụ dưỡng chất kém và một số biến chứng nguy hiểm khác.

Chú ý khi dùng thuốc không nên tự ý tăng liều cao cho trẻ vì trong trường hợp trẻ bị đi ngoài do nhiễm khuẩn, việc uống thuốc quá nhiều thuốc sẽ cản trở sự đào thải mầm bệnh ra ngoài cũng như hại đến đường ruột non yếu của trẻ.

Phòng khám tư vấn dinh dưỡng chất lượng cao, Trung tâm kiểm soát bệnh tật  Hà Nội – 70 Nguyễn Chí Thanh

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328