back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tưởng không hại mà hại không tưởng! • DIEPHM

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Tưởng chừng là con vật vô hại nhưng tác hại của gián lại vô cùng nguy hiểm. Chúng có thể là tác nhân gây ra những bệnh hen suyễn, tiêu chảy,… đến con người nếu tiếp xúc phải.

Con gián sinh sống và phát triển tốt nhất trong điều kiện ấm, đặc biệt ở những nơi có nhiệt độ cao hơn 21 độ C. Chúng thường trú ngụ trong những nơi ẩm ướt, tối tăm và tất nhiên chúng mang trên mình rất nhiều vi khuẩn gây bệnh cho con người. Vậy,  tác hại của con giác là gì? Gián bò vào thức ăn có độc không? Làm thế nào để đuổi chúng ra khỏi tổ ấm của bạn?

Tác hại của gián ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Gây bệnh hen suyễn

Bất cứ nơi nào con gián đi qua, chúng đều để lại dấu vết đặc trưng của loài như phân, nước bọt và một vài bộ phận trên cơ thể bị rụng ra như cánh gián. Tương tự như các loại côn trùng bọ ve, những bộ phận của gián có chứa các protein và các chất dị ứng có thể gây dị ứng trên da hoặc gây ra các triệu chứng hen suyễn. Đặc biệt hơn, gián chứa một lượng lớn bào tử nấm, mà bào tử nấm tồn tại trong không khí chính là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn.

Tại sao không nên đập gián? Thói quen hay giết gián bằng dép gần như ai cũng nghĩ là vô hại. Tuy nhiên, nó cũng liên quan đến bệnh hen suyễn đấy. Các nhà nghiên cứu cho biết thời điểm gián bị “bẹp dí” cũng là lúc vi khuẩn trên cơ thể chúng bao gồm cả ký sinh trùng và các vi sinh vật sẽ lan truyền trực tiếp vào không khí. Ngoài ra, đập gián bằng dép cũng có thể gây dị ứng và bệnh truyền nhiễm dẫn đến bệnh hen suyễn, nặng hơn nữa là ung thư ruột và thương hàn phổi.

Một số bệnh khác

Gián không phải là tác nhân gây bệnh nhưng nó là trung gian truyền và phát tán một số bệnh như bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, phong, dịch hạch, thương hàn… Ngoài ra, nó còn mang các loại trứng giun đường ruột, gây tác động kích thích dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo mức độ.

Triệu chứng dị ứng với gián và cách xử lý

Dị ứng và làm trầm trọng hơn bệnh hen suyễn là những tác hại của gián mà bạn cần lưu ý. Cũng tương tự với dị ứng với các loài côn trùng khác, dị ứng với gián có thể xuất hiện các triệu chứng như:

  • Ho
  • Nghẹt mũi
  • Khò khè
  • Phát ban
  • Viêm xoang
  • Nhiễm trùng tai

Các triệu chứng khó chịu này có thể dai dẳng hoặc lặp đi lặp lại liên tục. Nếu bạn nghi ngờ dị ứng với gián, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc phù hợp đồng thời đưa ra một số lời khuyên để bạn phòng ngừa dị ứng.

Cách nào hạn chế gián “xâm nhập” vào nhà bạn?

Nếu muốn giữ nhà cửa sạch sẽ và hạn chế tác hại của gián, hãy thử những mẹo sau đây:

Lá nguyệt quế

Khi bạn lau nhà, chỉ cần thêm một vài lá nguyệt quế vò nhẹ thả vào nước lau nhà rồi lau như bình thường. Gián sẽ chạy hết khi ngửi thấy mùi này.

Sử dụng phèn chua

Bạn chỉ cần rải phèn chua xung quanh chỗ đựng thức ăn và tủ quần áo, gián sẽ không dám bò vào, tuy nhiên cách này không tiêu diệt được tận gốc.

Sử dụng những thuốc xịt côn trùng

Bạn có thể xịt các mẫu thuốc xịt côn trùng vốn được bán sẵn ở các cửa hàng y tế để tiêu diệt gián nhanh gọn. Tuy nhiên, bạn nhớ đeo khẩu trang và bao tay để tránh thuốc xịt gây hại cho mình nhé.

Hành tây giúp ngăn ngừa tác hại của gián

Những con gián rất sợ mùi của hành tây, vì vậy khi ngửi thấy mùi này chúng sẽ bỏ đi hết. Hơn nữa, hành tây để trong tủ bếp còn có tác dụng làm chậm quá trình biến chất của thức ăn. Vậy nên bạn hãy thử áp dụng cách này để ngăn chặn gián bò lên thức ăn và gây nên những tác hại khác nhé!

Bột giặt

Bột giặt có tác dụng diệt gián vô cùng hiệu quả, thậm chí còn nhiều hơn cả nhiều loại thuốc diệt côn trùng đầy chất hóa học bình thường. Chỉ cần rắc bột giặt ở nơi gián hay xuất hiện, gián ăn phải bột giặt sẽ chết.

Giữ gìn vệ sinh nhà cửa

Nên thường xuyên thay thảm và hút bụi trong nhà để giảm thiểu tác hại của gián, nhất là với những người có cơ địa dị ứng. Ngoài ra nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ giường, nệm, chăn màn, những nơi mà gián thường xuyên trú ngụ.

Hạn chế gián xuất hiện trong nhà là bạn đang bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trong gia đình. Vì thế, hãy chọn một trong những cách diệt gián phù hợp để áp dụng nhé.

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328