back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

U máu gan có nguy hiểm không? Bạn có cần cắt bỏ u máu trong gan?

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

U máu gan là khối u do các mạch máu tụ lại tạo thành một mạng lưới chằng chịt bên trong hoặc trên bề mặt gan. Mặc dù u máu gan thường không gây ra triệu chứng nhưng khi được chẩn đoán có u máu trong gan, nhiều bệnh nhân không tránh khỏi lo lắng u máu gan có nguy hiểm không? Có cần phải cắt bỏ hay không?

Trên thực tế, u máu gan thường không phát triển thành ung thư nên sẽ không nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm gặp thì u máu gan vẫn có thể gây ra một số biến chứng đáng lo ngại. Nếu quan tâm đến tình trạng này, bạn có thể xem thêm thông tin được tổng hợp trong bài viết sau.

Các triệu chứng của u máu gan là gì?

Trong hầu hết trường hợp, u máu gan không gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu khối u phát triển, bị tác động do chấn thương hoặc ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nồng độ estrogen thì có thể gây ra một số triệu chứng như:

  • Đau ở vùng bụng phía trên bên phải
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Chán ăn hoặc cảm giác no sớm, nghĩa là bạn chỉ ăn một lượng thức ăn nhỏ nhưng đã thấy no.

Tuy nhiên, những triệu chứng của u máu gan thường không đặc hiệu và trong nhiều trường hợp có thể liên quan đến vấn đề khác. Vì vậy, nếu các triệu chứng kể trên kéo dài và khiến bạn lo lắng, cách tốt nhất là bạn nên sớm đi khám.

Yếu tố nào làm tăng nguy cơ xuất hiện u máu ở gan?

Không rõ vì sao u máu gan hình thành nhưng các bác sĩ cho rằng yếu tố di truyền có thể là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ gây u máu ở gan đáng chú ý khác bao gồm:

  • Tuổi tác: U máu gan thường được chẩn đoán ở người trong độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi.
  • Giới tính: Phụ nữ có nhiều nguy cơ mắc u máu gan hơn nam giới.
  • Thai kỳ: Mẹ bầu thường dễ mắc u máu gan hơn những phụ nữ chưa từng mang thai. Các bác sĩ cho rằng hormone estrogen tăng lên trong thai kỳ có thể là yếu tố góp phần cho sự phát triển của u máu ở gan.
  • Liệu pháp thay thế hormone: Phụ nữ mãn kinh sử dụng liệu pháp hormone cũng có thể được chẩn đoán mắc u máu gan nhiều hơn phụ nữ không áp dụng liệu pháp này.

U máu gan có nguy hiểm không? Những biến chứng nào có thể xảy ra?

Nếu được chẩn đoán có u máu trong gan, chắc hẳn bạn sẽ cho rằng đó là điều bất thường và cảm thấy lo lắng liệu u máu gan có nguy hiểm không? Sau đây là những thông tin giúp bạn có câu trả lời cho vấn đề này.

U máu gan có nguy hiểm không?

Thực chất, u máu gan tuy phổ biến nhưng lại là khối u lành tính. Hầu hết bệnh nhân chỉ có một u máu trong gan và khối u máu này hiếm khi lan rộng hoặc phát triển về kích thước. Vì vậy, bạn không cần quá lo lắng nếu vô tình được chẩn đoán u máu gan khi đi khám sức khỏe.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi bạn mang thai hoặc dùng thuốc ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể. Điều này có thể góp phần gây tăng kích thước của u máu trong gan. Điều đáng lo ngại là một u máu lớn hơn thường có nguy cơ bị vỡ và gây nguy hiểm. Vì vậy, tùy thuộc vào mức độ phát triển của u máu gan, bệnh nhân là mẹ bầu hoặc người có nhu cầu dùng thuốc liên quan đến hormone cần được bác sĩ theo dõi thường xuyên để có giải pháp xử lý thích hợp, kịp thời.

Những biến chứng nào có thể xảy ra khi bạn có u máu trong gan?

Song song với thắc mắc “u máu gan có nguy hiểm không?” thì “u máu gan có gây biến chứng gì không?” cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực chất là u máu gan hiếm khi gây ra bất kỳ biến chứng nào. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hiếm gặp, khi u máu gan phát triển thì vẫn có thể gây ra một số biến chứng như:

  • U máu phát triển lớn gây chèn ép mạch máu hoặc ống dẫn mật sẽ gây phù nề, vàng da hoặc tạo huyết khối.
  • Các mạch máu dị dạng trong khối u có thể gây chảy máu vào khoang bụng.
  • Thoái hóa khối u máu trong gan có thể dẫn đến tổn thương gan như gây sẹo, vôi hóa gan.
  • Với trường hợp u máu gan có kích thước lớn và bạn gặp phải những chấn thương trực tiếp đến gan thì có thể gây vỡ u máu. Điều này sẽ dẫn đến xuất huyết bên trong rất nguy hiểm nên đây là trường hợp cần xử lý y tế khẩn cấp.

Để giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng do u máu gan gây ra, bạn nên sớm đi khám nếu đang mang thai, sử dụng liệu pháp hormone hoặc mắc các bệnh về gan.

Bạn có cần cắt bỏ u máu trong gan?

Như đã đề cập khi trả lời câu hỏi u máu gan có nguy hiểm không? Hầu hết trường hợp u máu trong gan đều không phát triển về kích thước và không có triệu chứng nên không cần điều trị hoặc cắt bỏ. Nếu muốn yên tâm hơn, bệnh nhân nên được bác sĩ theo dõi khối u định kỳ.

Nếu u máu gan phát triển hoặc gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như gây đau hoặc tổn thương đáng kể đến gan thì cần được can thiệp y tế để ngăn chặn biến chứng. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ khối u máu hoặc ngăn nguồn cung cấp máu cho khối u bằng cách thắt động mạch gan hoặc tiêm thuốc vào động mạch. Trong một vài trường hợp hiếm hơn, đặc biệt là với bệnh nhân suy gan nặng, gan hư hỏng nghiêm trọng thì không thể tiến hành thắt động mạch gan. Thay vào đó, ghép gan có thể là giải pháp điều trị tối ưu hơn được lựa chọn.

Qua việc tìm hiểu thông tin trong bài viết, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề u máu gan có nguy hiểm không? U máu trong gan hiếm khi tăng kích thước và gây ra các biến chứng theo thời gian. Tuy nhiên, bạn không nên chủ qua mà cần đảm bảo lối sống lành mạnh, chẳng hạn như hạn chế uống rượu, hút thuốc; duy trì cân nặng hợp lý… để làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh về gan nghiêm trọng hơn u máu gan.

[embed-health-tool-bmr]

Tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328