back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa bằng các biện pháp dự phòng đúng cách

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ và chỉ đứng thứ hai sau ung thư vú [1]. Hầu hết các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV [2]. Do đó, để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, phụ nữ được khuyến khích thực hiện 2 biện pháp dự phòng chính là tiêm vaccine HPV và tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ thông qua các xét nghiệm hiệu quả, đặc biệt là xét nghiệm HPV [3].

Ung thư cổ tử cung – “Kẻ giết người” thầm lặng

Cổ tử cung là phần thấp nhất của tử cung và nằm phía trên âm đạo. Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào cổ tử cung trở nên bất thường và theo thời gian phát triển ngoài tầm kiểm soát. Trong trường hợp nặng, tế bào ung thư có thể di căn sang các cơ quan khác của cơ thể [2], [4].

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm bởi nó có thể gây tử vong và tạo ra gánh nặng sức khỏe và tâm lý lớn cho người bệnh, gia đình, gánh nặng kinh tế cho hệ thống y tế và toàn xã hội [1]. Theo thống kê của Ghi nhận Ung thư toàn cầu (Globocan) năm 2020, trên thế giới có khoảng 604.000 phụ nữ mắc mới ung thư cổ tử cung và hơn 340.000 người tử vong. Tại Việt Nam, số ca mắc mới là khoảng 4.132 và tử vong là 2.223. [12], [13]

Không những vậy, ung thư cổ tử cung còn là bệnh diễn tiến thầm lặng và khó phát hiện. Trong giai đoạn đầu, người bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ khi ung thư tiến triển và lan sang các mô hoặc cơ quan lân cận thì người bệnh mới có thể thấy các biểu hiện như đau vùng chậu, gặp vấn đề khi đi tiểu, mệt mỏi, chán ăn… [4]. Lúc này, việc điều trị cũng sẽ trở nên khó khăn hơn [5]. Theo ước tính, tỷ lệ sống sau 5 năm đối với người bệnh ở giai đoạn đầu là khoảng 92%. Tuy nhiên, nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, tỷ lệ này chỉ còn khoảng 17% [6].

Ung thư cổ tử cung có thể phòng ngừa bằng cách sàng lọc định kỳ và tiêm ngừa HPV

Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhiễm virus HPV chủng nguy cơ cao [2]. Do đó, để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, bạn cần thực hiện hai phương pháp dự phòng quan trọng là tiêm phòng HPV và sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ bằng xét nghiệm HPV để phát hiện sớm nguy cơ. 

Mục tiêu của việc sàng lọc là phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung, từ đó các bác sĩ sẽ có biện pháp theo dõi và can thiệp thích hợp tùy vào tình trạng của mỗi người. Ngoài ra, sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ còn phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, lúc này việc điều trị cũng dễ dàng hơn [5].

Hai xét nghiệm chính trong sàng lọc ung thư cổ tử cung là xét nghiệm PAP và xét nghiệm HPV. Xét nghiệm PAP là xét nghiệm kinh điển tìm ra các tế bào cổ tử cung bất thường. Xét nghiệm PAP rất phổ biến vì đã có mặt từ rất lâu và được các bác sỹ quen dùng, tuy nhiên, nó cũng còn nhiều hạn chế. Còn xét nghiệm HPV là xét nghiệm tìm kiếm sự hiện diện của các loại virus HPV (Human Papilloma Virus) nguy cơ cao. Đây là xét nghiệm hiện đại, sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử tiên tiến, giúp phát hiện sự có mặt của virus HPV trong tế bào cổ tử cung, từ đó nhận biết bạn có thuộc nhóm nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung không [2].

Hiện một số xét nghiệm HPV có thể giúp phát hiện sự hiện diện của 14 chủng virus HPV nguy cơ cao gây ra ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm HPV này được khuyến cáo thực hiện cho phụ nữ từ 25 tuổi mỗi 3 năm 1 lần. [1], [2] Tuy nhiên, để chủ động bảo vệ sức khỏe cá nhân, bạn nên thực hiện xét nghiệm HPV mỗi năm 1 lần. 

Tiêm phòng HPV và tầm soát ung thư cổ tử cung: Giải pháp nào quan trọng hơn?

Tiêm phòng HPV và tầm soát ung thư cổ tử cung đều quan trọng như nhau. Sự kết hợp giữa hai giải pháp này có thể mang lại sự bảo vệ tốt nhất giúp bạn chống lại ung thư cổ tử cung [7]. Tuy nhiên, dù bạn đã tiêm phòng HPV thì vẫn nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ vì: 

  • Vaccine HPV chỉ bảo vệ chống lại một số chủng virus HPV gây ra ung thư cổ tử cung chứ không phải tất cả. Hiện có khoảng 14 chủng virus HPV có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung là 16, 18, 31, 45, 33, 35, 39, 51, 52, 56, 58, 66, 68, 70. Thế nhưng, vaccine HPV chỉ ngừa được tối đa 7 chủng nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung là 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 [8], [9]. Vì vậy, bạn vẫn có nguy cơ nhiễm những chủng virus HPV nguy cơ cao không có trong vaccine và tiến triển thành tiền ung thư và ung thư cổ tử cung.
  • Kể cả khi tiêm phòng HPV trước khi tiếp xúc với virus, hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung cũng không đạt được 100%. Do đó, vẫn có một tỉ lệ nhất định trường hợp nhiễm HPV chủng nguy cơ cao và có nguy cơ tiến triển thành ung thư cổ tử cung. [10]
  • Vaccine phòng ngừa HPV thường có hiệu quả cao khi được tiêm ở độ tuổi trẻ hơn. Điều này đồng nghĩa rằng nếu phụ nữ không được tiêm HPV đúng thời điểm khuyến cáo thì hiệu quả bảo vệ của vaccine thường giảm xuống [11]. Bên cạnh đó, phụ nữ tiêm vaccine sau khi đã có quan hệ tình dục thường nhận được ít lợi ích hơn từ tiêm phòng.

Chính vì những nguyên nhân này, sau khi đã chủng ngừa HPV, bạn vẫn nên tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ thông qua phương pháp xét nghiệm HPV. Điều này giúp bạn phòng ngừa bệnh hiệu quả và phát hiện sớm để điều trị kịp thời.

Lựa chọn xét nghiệm hiệu năng cao HPV DNA theo khuyến cáo của WHO để dự phòng ung thư cổ tử cung tốt nhất

Thông thường, bạn có thể chọn tầm soát ung thư cổ tử cung tại các bệnh viện hay phòng khám. Tuy nhiên, đối với xét nghiệm HPV, ngoài việc thực hiện tại bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế đủ điều kiện, bạn còn có thể lựa chọn phương pháp tự lấy mẫu xét nghiệm HPV tại nhà một cách tiện lợi, dễ dàng, kín đáo nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác cao. Sản phẩm được sử dụng để xét nghiệm HPV bằng phương pháp tự lấy mẫu tại nhà với nhiều ưu điểm như:

  • Tiện lợi, riêng tư, thoải mái, tiết kiệm thời gian chờ đợi
  • Độ nhạy phát hiện lên tới 92%
  • Độ tin cậy cao ở các kết quả âm tính (giá trị tiên đoán âm) là 99%
  • Đã được phê duyệt bởi FDA Hoa Kỳ với chỉ định sàng lọc đầu tay đơn lẻ
  • Tư vấn với bác sĩ sau khi nhận kết quả.

Với quy trình thực hiện đơn giản, bạn chỉ cần lấy mẫu tại nhà theo hướng dẫn và điền vào phiếu thông tin. Sau đó, gửi mẫu xét nghiệm đến địa chỉ phòng khám trên vỏ hộp và chờ trả kết quả sau 5 đến 7 ngày qua email hoặc tin nhắn. Một lưu ý quan trọng là bạn chỉ nên chọn những loại phương pháp tự lấy mẫu xét nghiệm HPV được cấp phép bởi cơ quan ban ngành liên quan tại Việt Nam hoặc FDA Hoa Kỳ để đảm bảo kết quả chính xác, an toàn. Đồng thời, ưu tiên chọn mua sản phẩm qua các đơn vị uy tín hoặc mua gói xét nghiệm tại các bệnh viện trong chương trình.

Ung thư cổ tử cung là bệnh phổ biến và nguy hiểm đối với phụ nữ. Thế nhưng, nếu dự phòng đúng cách qua chủng ngừa và tầm soát định kỳ theo khuyến cáo thì vẫn có thể giảm thiểu được rủi ro. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin giúp ích cho bạn trong việc phòng chống ung thư cổ tử cung.

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328