back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Ưỡn cột sống (võng lưng) là gì và điều trị bằng cách nào? • DIEPHM

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Tật ưỡn cột sống (lordosis) hay chứng võng lưng ngựa là một trong các dạng cong vẹo cột sống thường gặp ở cả trẻ em và người lớn tuổi. Nó xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau và mức độ ảnh hưởng đến người mắc phải cũng khác nhau. Nếu nặng, ưỡn cong cột sống sẽ gây nguy hiểm cho chức năng tiêu hóa và cả hô hấp. 

Hãy cùng DIEPHM tìm hiểu về chứng rối loạn cột sống này nhé! 

1. Ưỡn cột sống (võng lưng) là gì?

Cột sống của bạn không được thẳng hoàn toàn. Một cột sống khỏe mạnh có ba đường cong nhẹ – hai đường cong ở cổ và thắt lưng, cong hướng ra phía trước cơ thể, được gọi là cong lồi và một đường cong gọi là cong lõm ở lưng trên. Những đường cong này giúp cột sống của bạn hấp thụ chấn động, nâng đỡ đầu và giữ cho cơ thể bạn ổn định.

Ưỡn cột sống (lordosis) hay còn gọi là võng lưng, là một trong các loại rối loạn cong cột sống, xảy ra khi các đốt sống lưng dưới (thắt lưng) cong quá mức ra phía trước, từ đó kéo theo những dấu hiệu nhận biết võng lưng đặc trưng như: 

  • Phần lưng ưỡn cong ra đằng trước rõ rệt so với mông. 
  • Xương chậu nghiêng về phía trước tạo nên tư thế võng lưng ngựa.  
  • Thường xuyên đau lưng, đặc biệt là phần lưng dưới. 
  • Gặp khó khăn khi di chuyển. 
  • Khi nằm ngửa, người bị tật ưỡn cột sống sẽ có một khoảng lớn giữa lưng và sàn. Nếu đường cong này mềm dẻo hoặc tự đảo ngược khi người đó cúi về phía trước thì chưa cần điều trị. Tuy nhiên, nếu đường cong không thay đổi cả khi nằm ngửa hay khi cúi đầu thì tình trạng cong vẹo cột sống đã cố định, cần được điều trị.

2. Phân loại ưỡn cột sống

Tật ưỡn cột sống có thể phân thành 5 loại chính, bao gồm: 

Chứng võng lưng ngựa tư thế 

Điều này xảy ra khi bạn bị thừa cân (béo phì) và bị mất cân bằng trọng lượng giữa phần cơ bụng và phần cơ lưng. Khi một người béo bụng, bụng to phía trước nó sẽ kéo theo phần thắt lưng về trước, đồng thời nếu phần cơ lưng yếu sẽ làm cột sống bị kéo cong về phía trước. Cùng với đó là ngả phần mông, thân dưới về phía sau để cải thiện sự cân bằng (thường gặp ở người mẫu, phẫu thuật độn vùng mông), điều này gây nên chứng võng lưng ngựa (ưỡn cột sống) tư thế.

Chứng võng lưng ngựa do bẩm sinh hay do chấn thương 

Một tai nạn hay chấn thương làm gãy phần nối các đốt sống, gây đau đớn và cong vẹo vùng cột sống lưng dưới. Tình trạng này thường gặp ở cả trẻ nhỏ khi chơi thể thao hay té từ trên cao xuống. Đôi khi trong quá trình phát triển của trẻ, có một khiếm khuyết nào đó khiến các bộ phận của cột sống không được phát triển toàn diện, dẫn đến chúng bị sai lệch và yếu đi.

Do đó, dù là vết thương vì lí do nào, cũng cần được nghỉ ngơi đầy đủ và hạn chế vận động để vết thương mau lành. Nếu không theo thời gian các đốt sống có thể bị trượt về phía trước và chèn ép dây thần kinh và tủy sống.

Ưỡn cột sống hậu phẫu cắt cung sau cột sống cổ

Cắt cung sau cột sống là thủ thuật ngoại khoa giúp giảm áp lực đè lên tủy sống hoặc rễ thần kinh cột sống gây ra do tình trạng hẹp ống sống. Khi được thực hiện ở nhiều cấp độ và nhiều lần, thủ thuật này có thể ảnh hưởng đến cột sống, khiến nó không ổn định và bị ưỡn cong quá mức. Tình trạng này ít gặp ở người lớn mà phổ biến hơn ở trẻ em sau phẫu thuật u cột sống, chỉnh hình cột sống.

Rối loạn thần kinh – cơ 

Ưỡn cột sống là một trong các dạng của chứng cong vẹo cột sống thần kinh – cơ. Chứng biến dạng cột sống này do nhiều nguyên nhân liên quan đến dây thần kinh – cơ hoặc cơ bắp khác nhau gây nên. Mỗi nguyên nhân sẽ có cách điều trị tương ứng. 

Ưỡn cột sống thứ phát sau cứng khớp háng 

Nhiễm trùng, chấn thương hay các vấn đề mất cân bằng cơ khớp háng khác có thể gây nên tình trạng cứng khớp háng. Từ đó kéo theo cột sống lưng dưới bị kéo lệch, cong về phía trước, tạo thành chứng võng lưng ngựa.  

Một số nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng ưỡn cột sống như:

  • Loãng xương là một bệnh về mật độ xương có thể khiến các đốt sống mất sức bền, ảnh hưởng đến tính toàn vẹn cấu trúc của cột sống.
  • Thoái hóa đốt sống xảy ra khi một đốt sống trượt về phía trước so với đốt sống liền kề, thường là ở cột sống thắt lưng.
  • Chứng vẹo lưng (ví dụ như ‘gù lưng’) có thể buộc phần lưng thấp phải bù đắp cho sự mất cân bằng tạo ra bởi sự cong quá mức ra sau của cột sống lưng trên.

Thai kì cũng là một nguyên nhân gây chứng võng lưng do cột sống của các bà mẹ cố gắng bù đắp cho trọng lượng tăng lên ở phía trước cơ thể của họ. Người mẹ có thể thấy ngày càng đau lưng và khó cử động do chứng ưỡn cốt sống, nhưng đa số sẽ hết sau khi sinh.

3. Ưỡn cột sống được chẩn đoán như thế nào? 

Để chẩn đoán tật ưỡn cột sống, bác sĩ bắt đầu bằng việc xem xét bệnh sử của bệnh nhân (thời điểm phát hiện tình trạng ưỡn cột sống, quá trình tiến triển trong quá khứ, các bất tiện, cử động hạn chế gặp phải và bất kỳ triệu chứng liên quan nào khác như đau, tê, dị cảm vùng thắt lưng mà bạn có thể gặp phải).

Sau đó, họ tiến hành thăm khám bằng cách yêu cầu người bệnh gập người về phía trước hay uốn cong sang một bên để kiểm tra tính linh hoạt của cột sống. Nếu đường cong mềm dẻo, bệnh lý cong vẹo sẽ tự điều chỉnh khi bệnh nhân cúi xuống. Điều này có nghĩa là đường cong không có vấn đề gì và có thể không cần điều trị y tế. Nếu đường cong được cố định, hoặc không tự điều chỉnh, có thể cần điều trị.

Ngoài ra, một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cũng sẽ giúp ích cho bác sĩ trong việc xác định tật ưỡn cột sống. Chúng bao gồm:

  • Chụp X quang gần như là chẩn đoán tiêu chuẩn giúp bác sĩ đo góc của đường cong cột sống ở người bệnh để chẩn đoán và quyết định phương án điều trị chứng võng lưng ngựa thích hợp. 
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) xương có thể dùng để kiểm tra bất kỳ nhiễm trùng hay gãy xương nào ở người bệnh. 
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy hình ảnh chi tiết của các cấu trúc và cơ quan bên trong cơ thể, giúp loại trừ được bất kỳ vấn đề nào của dây thần kinh và tủy sống nếu có. 
  • Xét nghiệm máu được chỉ định để cung cấp thêm thông tin chẩn đoán cho bác sĩ chẳng hạn về các dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng nếu có.

Nhìn chung, thông thường bác sĩ sẽ cần thăm khám thực thể và chụp X quang là đủ để chẩn đoán tật ưỡn cong cột sống.  

4. Điều trị ưỡn cột sống bằng cách nào?

Tùy phụ thuộc vào các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng của cong vẹo cột sống, tuổi tác và tình trạng sức khỏe tổng thể của người bệnh mà sẽ có phương pháp khác nhau để điều trị. Mục tiêu là hạn chế sự tiến triển của đường cong ở cột sống và ngăn chặn biến dạng. Ở trẻ nhỏ, việc điều trị chứng võng lưng ngựa cũng phụ thuộc vào sự phát triển xương của trẻ. Những phương pháp điều trị bao gồm: 

  • Thuốc giảm đau để làm người bệnh bớt cảm giác khó chịu ở lưng. 
  • Các bài tập tại nhà và vật lý trị liệu là liệu pháp đầu tiên được khuyến khích giúp cải thiện các rối loạn cong cột sống, tăng cường tính linh hoạt của cột sống cũng như tăng khả năng vận động.

Gợi ý bài tập khắc phục chứng võng lưng (ưỡn cột sống)

Bài tập để ngăn ngừa và điều trị như Cat-Cow: Thực hiện bài tập này mỗi ngày một lần, tổng cộng 2 phút để giúp tăng cường cơ bụng và kéo giãn cột sống. Để thực hiện bài tập, hãy đặt lòng bàn tay và đầu gối của bạn trên sàn ở tư thế “mặt bàn’. Hít vào trong 10 giây và thả cột sống của bạn xuống sàn sao cho nó giống như một chữ U. Sau đó, thở ra và đẩy cột sống của bạn lên trần nhà để nó giống như một chữ U lộn ngược.
  • Đối với trẻ nhỏ, chủ yếu là phụ huynh cần đưa trẻ đến thăm khám định kỳ để theo dõi mức độ ưỡn cong cột sống. Đeo nẹp lưng có thể sẽ hữu ích cho trẻ vì lúc này xương còn có khả năng phát triển và thay đổi. 
  • Giảm cân và kiểm soát cân nặng. 
  • Điều trị các nguyên nhân dẫn đến ưỡn cột sống ví dụ như cứng khớp háng. 
  • Cân nhắc các phương pháp điều trị không dùng thuốc như xoa bóp, châm cứu, … để hỗ trợ điều trị các tình trạng co cơ, đau và dị cảm
  • Cuối cùng, nếu đường cong quá lớn hoặc khi các phương pháp điều trị khác thất bại và biến dạng cột sống này có dấu hiệu ảnh hưởng đến các cơ quan và tổ chức khác trong cơ thể như thần kinh, tủy sống, người bệnh cần được cân nhắc phẫu thuật cột sống.

Quan trọng nhất của việc điều chỉnh tật ưỡn cột sống vẫn là cần bạn phát hiện sớm triệu chứng võng lưng ngựa này ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi, tránh để rơi vào tình huống tiến triển nặng và kéo dài.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328