Tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính, cần được theo dõi và/hoặc điều trị lâu năm. Bởi vậy, nhiều người có chung một nỗi lo lắng là uống thuốc huyết áp lâu dài có ảnh hưởng gì không hay uống thuốc hạ huyết áp lâu năm có hại gì không? Liệu có thể ngưng sử dụng thuốc khi huyết áp đã ổn định hay không?
Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Uống thuốc huyết áp lâu dài có ảnh hưởng gì không?
Thật không may, câu trả lời là CÓ. Việc sử dụng lâu dài các thuốc hạ huyết áp có thể gây ra một số tác dụng phụ và vấn đề về bất thường dung nạp. Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, đặc biệt là tác động xấu đến nồng độ mỡ trong máu và giảm khả năng dung nạp glucose trong cơ thể. Một số báo cáo đã được ghi nhận như sau:
- Tăng cholesterol máu do thuốc hạ huyết áp thiazid.
- Tăng cholesterol toàn phần và giảm HDL-cholesterol do thuốc chẹn beta.
- Mức cholesterol toàn phần, chất béo trung tính trở về bình thường sau 24 tuần dùng thuốc nhưng chỉ số HDL-cholesterol vẫn ở mức thấp.
- Tỷ lệ tử vong do bệnh động mạch vành trên 12.866 bệnh nhân được điều trị bằng thuốc lợi tiểu cao gấp 4 lần so với nhóm đối chứng và tỷ lệ tử vong nói chung ở nhóm điều trị cũng cao hơn.
Một tác hại khác của việc uống thuốc hạ huyết áp lâu dài là hiệu quả của thuốc có thể giảm dần theo thời gian.
Uống thuốc huyết áp lâu dài có ảnh hưởng gì không thì bạn có thể yên tâm rằng nguy cơ gặp những tác hại khi dùng thuốc vừa kể trên là rất thấp. Hãy chấp nhận sự thật rằng bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể dẫn đến nhiều nguy cơ, kể cả thuốc điều trị giảm đau, hạ sốt hay cảm cúm thông thường.
Dù uống thuốc huyết áp lâu dài có ảnh hưởng gì không, việc dùng thuốc vẫn là cần thiết nếu bác sĩ chỉ định. Thuốc giúp giữ huyết áp của bạn ở mức ổn định và giúp làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các biến cố tim mạch như bệnh tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Như vậy, so với những nguy cơ có thể phải đối diện, lợi ích đạt được khi duy trì tuân thủ điều trị tăng huyết áp vẫn lớn hơn rất nhiều lần.
Tác dụng phụ của thuốc huyết áp có đáng lo?
Uống thuốc hạ huyết áp lâu năm có hại không? Hầu hết các loại thuốc huyết áp thường rất hiếm khi gây ra tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ thường gặp nhất do thuốc hạ áp gây ra bao gồm:
- Chóng mặt sau khi đứng dậy và rối loạn chức năng tình dục là tình trạng phổ biến ở tất cả các loại thuốc huyết áp vì chúng cản trở cơ chế tự nhiên của cơ thể để điều chỉnh lưu lượng máu.
- Nhóm thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như hydrochlorothiazide, có thể gây ra vấn đề là đi tiểu nhiều. Vấn đề này thường giảm đi khi sử dụng thuốc lâu dài.
- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin hoặc ACEI, như lisinopril, thường gây ho khan khó chịu. Đôi khi, bệnh nhân có thể chịu đựng được nhưng một số người phải ngừng thuốc.
- Thuốc ức chế thụ thể angiotensin, như losartan, thường có ít tác dụng phụ hơn các loại thuốc huyết áp khác.
- Uống thuốc huyết áp bị phù chân là do nhóm thuốc chẹn kênh canxi, như amlodipin. Phù xảy ra ở bàn chân và mắt cá chân, nặng nhất vào cuối ngày và thường nặng hơn đối với phụ nữ.
- Thuốc chẹn beta, như metoprolol, khiến tim đập chậm hơn (nhưng lại là tác dụng mong đợi cho người mắc bệnh tim) và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn, trầm cảm.
Thuốc huyết áp có phải uống suốt đời không? Có được ngưng thuốc điều trị huyết áp?
Không phải bệnh nhân tăng huyết áp nào cũng được chỉ định dùng thuốc. Ở người tăng huyết áp độ 1, bác sĩ sẽ hướng dẫn thay đổi lối sống trong vòng một tháng. Nếu đo lại huyết áp vẫn cao, người bệnh mới cần uống thuốc. Do đó, nhóm này chưa vội cần quan tâm uống thuốc huyết áp lâu dài có ảnh hưởng gì không.
Khi được kê đơn thuốc điều trị huyết áp, bác sĩ sẽ luôn nhấn mạnh rằng không được tự ý thay đổi liều lượng, loại thuốc hoặc ngừng dùng uống mà không có sự cho phép và hướng dẫn từ phía chuyên môn. Ngay cả khi chỉ số huyết áp của bạn đã về mức bình thường và bạn không gặp bất kỳ triệu chứng bất lợi nào, những thay đổi trong việc dùng thuốc có thể khiến cho huyết áp tăng vọt, tăng nguy cơ xảy ra biến cố nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Nếu huyết áp ổn định ở ngưỡng cho phép trong thời gian đủ dài, bác sĩ có thể cân nhắc giảm liều thuốc huyết áp từ từ, sau đó mới thử ngừng thuốc. Điều này giúp giảm tác dụng phụ của thuốc huyết áp, giảm gánh nặng kinh tế cho bệnh nhân và cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.
Tuy nhiên, không ít trường hợp bệnh nhân phải uống thuốc huyết áp suốt đời. Đó là hầu hết các trường hợp tăng huyết áp vô căn và chỉ số đo huyết áp lại có khuynh hướng tăng dần khi tuổi càng cao hay xuất hiện thêm các bệnh lý đồng mắc khác.
Bạn có thể quan tâm:
Những cách khác để kiểm soát huyết áp hiệu quả
Khi đã giải đáp được thắc mắc uống thuốc huyết áp lâu dài có ảnh hưởng gì không và tầm quan trọng của việc sử dụng thuốc, bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, luôn luôn phải duy trì lối sống lành mạnh bao gồm:
- Ăn theo một chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe: Ăn nhạt (dưới 6 gam muối mỗi ngày), ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, hạn chế chất béo động vật và thực phẩm chế biến sẵn.
- Tập thể dục hằng ngày: Hoạt động thể chất đều đặn giúp giữ tim và mạch máu khỏe mạnh. Thói quen này cũng giúp bạn duy trì cân nặng phù hợp.
- Không hút thuốc: Các chất độc hóa học trong khói thuốc lá làm tổn thương mạch máu, tăng đáng kể nguy cơ huyết áp cao, bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
- Giữ cân nặng khỏe mạnh: Khi bị thừa cân hoặc béo phì, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu và oxy đi khắp cơ thể, làm tăng áp lực dòng máu lên thành mạch và gián tiếp làm tăng huyết áp. Vậy nên, việc duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm căng thẳng cho tim; giảm nguy cơ mắc bệnh tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Hi vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Uống thuốc huyết áp lâu dài có ảnh hưởng gì không?”. Trong khi những trường hợp bắt buộc vẫn phải uống thuốc hạ áp mỗi ngày và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, một số trường hợp có thể xem xét giảm liều thuốc thận trọng trước khi dừng thuốc nếu các chỉ số đo luôn đạt mục tiêu. Dù trong trường hợp nào, người bệnh cũng luôn cần kết hợp việc dùng thuốc với các biện pháp thay đổi lối sống để kiểm soát huyết áp hiệu quả toàn diện, theo dõi tác dụng phụ do thuốc có thể mắc phải và trao đổi với bác sĩ nếu có phát sinh bất kỳ dấu hiệu khác thường nào. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ xem xét điều chỉnh liều lượng hay đổi cho bạn loại thuốc khác phù hợp hơn.