back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Văn hóa mạng Việt Nam đáng sợ như thế nào?

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Vào năm 2020 khi Microsoft xếp hạng Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số văn minh thấp nhất trên không gian mạng. Một quân đoàn anh hùng bàn phím đông hơn quân nguyên đã kêu gào đòi bỏ phiếu lại. Việt Nam không thể kém văn minh như thế được. Chắc chắn có gian lận hay mua điểm ở đây rồi. Thế nhưng hơn một năm sau chúng ta phải thừa nhận cái bảng xếp hạng đấy thô nhưng thật. Nhất là khi chứng kiến đội tuyển Việt Nam nhận bàn thua trước đội tuyển Trung Quốc. Chính người Việt chúng ta đã nhảy vào chửi sấp mặt cả huấn luyện viên lẫn các cầu thủ của nước mình. Vậy thì văn hóa mạng của Việt Nam đã thấp đến mức nào. Cùng Biết Tuốt tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Văn hóa mạng Việt Nam đáng sợ như thế nào?

1. Bóng đá trong mắt người hâm mộ 4 năm trở lại đây

Bóng đá trong 4 năm trở lại đây

Đối với những người yêu bóng đá ở Việt Nam thì 4 năm vừa qua là 4 năm sống trong những phút giây lịch sử. Chúng ta lần đầu tiên vào đến trận chung kết U23 châu Á. Lần đầu tiên góp mặt trong bán kết Asiad. Lần đầu tiên vô địch Seagame. Lần đầu tiên bất bại trong cả gải AFF Cup. Lần đầu thắng trong vòng bảng Asian Cup. Lần đầu bất bại trước các đội Đông Nam Á trong suốt 2 năm. Lần đầu tiên trụ vững trong top 100 thế giới trong 2 năm. Và quan trọng nhất là lần đầu tiên vào đến vòng loại thứ 3 World Cup. Song song với những chiến công đấy là niềm vui vỡ òa của các cổ động viên.

2. Văn hóa trên mạng của người hâm mộ đối với các cầu thủ

Trước đây sau mỗi trận đấu là một cái thở dài, một cái tiếc nuối thì giờ đây khi đội tuyển Việt Nam đang trên đà đi lên. Chúng ta đi bão giữa trời đông, quốc kì cũng chưa bao giờ phủ đỏ đến vậy. Lúc này thì các cổ động viên vẫn đang bật nhân cách thứ nhất, tung hô và đặt niềm tin. Thế nhưng nếu các bạn biết nhân cách thứ 2 của các fan cuồng Việt Nam như thế nào thì hãy lên Facebook sau trận thua trước Trung Quốc.

Trận đấu Việt Nam với Trung Quốc
Thái độ của người hâm mộ sau trận thua trước Trung Quốc

Trước trận đấu với Trung Quốc, truyền thông và những người hâm mộ Việt Nam đều mơ về một chiến thắng lẫy lừng nhất là khi báo chí Trung Quốc tỏ ra quan ngại trước sức mạnh của Việt Nam. Đọc hết những bài báo đấy mũi chúng ta nở to hơn cả Quang Thắng. Cổ động viên thì chốt đơn ngay 3 điểm. Thế nhưng 1 kết quả trận đấu cũng khó trả lời như câu hỏi “bao nhiêu lâu thì bán được 1 tỷ gói mè” 😆 . Bởi cái đó ở tương lai mà đã là tương lai thì bố ai mà đoán đúng được.

Bao lâu bán được 1 tỷ gói mè
Bao lâu bán được 1 tỷ gói mè

Mặc dù Trung Quốc không quá mạnh nhưng chúng ta phải thừa nhận Trung Quốc vượt trội trên mặt trận thể lực, lại cộng thêm dàn sao nhập ngoại 3000 tỷ thì khả năng đội họ thua không phải là quá lớn. Còn đối với truyền thông Trung Quốc đó dường như là quân bài khinh tướng để chúng ta ngủ quên trên chiến thắng. Kết quả chung cuộc 2-3 đã khiến những người mơ mộng vào chiến thắng cảm thấy thất vọng. Mà khi đã thất vọng thì họ phải chút cái phẫn nộ ấy. Bây giờ thì lộ ra 1 vấn đề đó là nhiều cổ động viên cũng mang họ lươn. Lúc thắng thì tung hộ mà lúc thua thì chửi cho sấp mặt.

3. Không chỉ đối với cầu thủ mà còn với cả các huấn luyện viên

Thế mới thấy trước khi bước chân và nghề cầu thủ ngoài việc có tài năng các anh còn phải giữ cho mình một tinh thần thép. Tâm bất biến giữa dòng đời comment vạn biến. Vì nếu mà thắng thì được gọi là anh hùng còn thua thì sẽ được kêu là thằng. Chẳng hạn trong trận đấu này cái anh có biệt danh là Neymar mà lỡ mắc sai lầm. Trận sau mà được huấn luyện viên cho ra sân thì đúng là thôi rồi. Kiều gì cũng nhận gạch đá đủ để xây cái biệt phủ.

Đối với HLV
Đối với HLV

Còn huấn luyện viên thì lại càng có cái đề nói. Mặc dù đã được ra sân thực chiến, được đào tạo bài bản để tổng quân, nhưng nếu so với đội ngũ huấn luyện viên online đến từ đất nước đông lào thì các ông vẫn còn thua xa. Thiết nghĩ lần sau nếu có ý định thay cầu thủ hay chiến thuật thì cứ lên Facebook làm một bài vote xem các HLV online vote cho anh nào. Kẻo mất lòng cộng đồng mạng thì Facebook cũng sẽ bay màu.

4. Thái độ hành xử trên mạng đối với trọng tài trận đấu

Không chỉ cục súc với đội nhà mà nhiều cổ động viên online cũng không buông tha cho trọng tài. Bình thường thì trước giờ lăn bóng các cổ động viên đã có sẵn đầy đủ trang cá nhân của tên trọng tài và cầu thủ đội bạn. Đối với những người cầm thẻ thổi còi thử bắt không vừa ý cổ động viên xem tý nữa ông sẽ biết thế nào là “quả táo nhãn lồng”.

Trọng tài
Trọng tài

Ngay sau khi đưa ra kết quả bất lợi với đội tuyển Việt Nam lực lượng cổ động viên online sẽ kêu người đánh sập facebook nhà trọng tài. Cỡ thượng nghị sĩ Hoa Kì có tích xanh còn hách được để livetream bán hàng thì chuyện hack một trang cá nhân quá đơn giản như nhai kẹo. Thế mới có cái chuyện trọng  tài khóa trang cá nhân trước khi ra sân vì sợ sau trận đấu lại có người lại muốn đánh vần với mẹ mình. Bởi văn hóa chửi trên mạng của cổ động viên đã được lan tỏa khắp thế giới nên cũng chẳng ai còn lạ

5. Tổng kết

Người Việt Nam yêu bóng đá yêu đến cuồng nhiệt. Cái này thì không thể phủ nhận thế nhưng yêu thế nào cho văn minh trong sáng thì lại là một chuyện khác. Yêu thôi là chưa đủ cổ động viên Việt Nam còn phải biết chấp nhận kết quả dù nó có như thế nào. Bóng đá là một môn thể thao khó có thể đoán được kết quả. Các tình huống bất ngờ có thể xảy ra như cơm bữa. Chuyện may rủi cũng hết sức bình thường. Giữ thái độ hằn học và đổ lỗi không phải tinh thần mà bộ môn này hướng tới.

Sau mỗi trận đấu đù thắng hay thua thì những cầu thủ vẫn phải rèn luyện và trau dồi trình độ trên sân. Còn các cổ động viên cũng phải như vậy. Hãy giữ cho mình một tâm thế thắng không tự cao bại không nản. Hãy yêu bóng đá và yêu cả tinh thần mà bộ môn này hướng tới. Đó mới là giá trị cao đẹp tính giải trí và cả sự kết nối giữa người với người. Đừng biến nó thành một câu chuyện sân si và tiêu cực. Hãy khiến cho văn ứng xử trên mạng Việt Nam ngày văn minh hơn trong mắt bạn bè quốc tế.



Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328