back to top
0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

ZALO: 0832.807.555 - 098.361.3328

Miễn phí vận chuyển cho bất kỳ đơn hàng nào 500k trở lên! Quý khách cần mua hàng bấm vào ==>>>

0 ₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Vì sao bạn không nên đứng gần lò vi sóng đang hoạt động? • Sức khỏe

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328

Thói quen đứng gần lò vi sóng đang hoạt động để canh chừng thức ăn hoặc tranh thủ tám chuyện với mọi người có thể gây hại cho sức khỏe của bạn đấy!

Trong nhiều thập niên qua, vẫn còn nhiều tranh cãi về độ nguy hiểm của lò vi sóng với trẻ em, phụ nữ mang thai và người trưởng thành. Vì chưa có sự chứng minh rõ ràng nên có lẽ chúng ta không biết liệu có nên đứng gần lò vi sóng để thỏa mãn sự tò mò về việc thức ăn được nấu nướng như thế nào, hay nên đứng cách xa một chút khi lò đang hoạt động để đảm bảo an toàn.

Từ khi lò vi sóng được phát minh vào Thế Chiến thứ hai, nhiều phụ nữ nội trợ đã tỏ ra nghi ngờ và không muốn sử dụng vì lò vi sóng áp dụng một loại công nghệ bức xạ cho phép nước Anh phát hiện ra máy bay ném bom của Nazi.

Tuy nhiên, lò vi sóng cho phép làm nóng thức ăn nhanh chóng và hiệu quả mà không gây hại với con người. Percy LeBaron, một kỹ sư đã phát minh ra lò vi sóng trong khi ông đi ngang qua một cái máy đang phát ra đa vi sóng và làm cho thanh kẹo trong túi của ông tan chảy.

Không lâu kể từ khi thâm nhập thị trường, lò vi sóng đã trở nên thân thiện và phổ biến với người dùng tương tự như tủ lạnh vậy. Nhờ vào cuộc cách mạng về thay đổi thiết kế vào năm 1940 mà lò vi sóng đã giảm bớt được sự phơi nhiễm và rò rỉ bức xạ đến với người dùng.

Tuy nhiên, bạn vẫn không nên đứng gần lò vi sóng đang hoạt động để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe do các bức xạ phát ra.

Bức xạ từ lò có thể gây hại cho cơ thể

Bức xạ từ lò vi sóng có thể làm chín mô cơ thể tương tự như cách mà lò làm chín thức ăn. Lò vi sóng khiến các phân tử nước trong thức ăn chuyển động nhanh và mạnh, làm sinh nhiệt và nấu chín thức ăn.

Cơ thể con người chứa hơn 70% là nước, khiến cho chúng ta ngần ngại khi đứng quá gần lò vi sóng. Khi bạn tiếp xúc với lò vi sóng ở mức độ cao, có thể gây bỏng nặng, trong khi đó thủy tinh thể trong mắt và tinh hoàn ở nam giới là những bộ phận nhạy cảm nhất với lượng lớn bức xạ. Theo khuyến cáo của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, bạn có thể gặp các nguy cơ khi sử dụng lò vi sóng như bỏng, đục thủy tinh thể và vô sinh tạm thời.

Phụ nữ mang thai và trẻ em là đối tượng cần quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn. Không có bằng chứng y khoa nào cho thấy phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng lò vi sóng để nấu nướng. Tuy nhiên, nếu lò vi sóng của bạn đã cũ, có thể sẽ dễ bị rò rỉ bức xạ hơn hoặc đã hư hại gì đó, thì bạn không nên tiếp tục sử dụng nữa. Các bác sĩ có thể khuyên bạn không nên sử dụng lò vi sóng trong suốt cả kỳ mang thai vì có rất ít bằng chứng ủng hộ độ an toàn khi sử dụng lò vi sóng.

Tuy nhiên, bạn cần biết rằng bức xạ từ lò vi sóng cũng tương tự như của điện thoại di động, đều là loại bức xạ không ion hóa, nghĩa là bức xạ này không thể thay đổi cấu trúc phân tử của bất kỳ chất gì. Hơn nữa, lò vi sóng còn tạo ra ít năng lượng hơn là bức xạ hồng ngoại, loại nhiệt lượng do cơ thể chúng ta tạo ra. Ngay cả khi bạn lấy thức ăn ra khỏi lò vi sóng, tia bức xạ cũng không truyền đến cơ thể bạn hay gây bất cứ nguy hại nào, theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

FDA cho phép lò vi sóng có thể rò rỉ 5 mW/cm2 trong suốt thời gian hoạt động của nó. Nhà sản xuất cũng chịu trách nhiệm kiểm tra mặt kính lò vi sóng ngăn cản sự rò rỉ của bức xạ. Do đó, với những lò vi sóng mới và không bị rò rỉ thì bạn có thể an tâm hơn.

Cách ngăn chặn bức xạ rò rỉ từ lò vi sóng

Bạn nên áp dụng cách ngăn chặn tia bức xạ rò rỉ từ lò vi sóng, đồng thời tìm hiểu rõ những điều cần biết khi sử dụng lò vi sóng nhé.

• Để đảm bảo lò vi sóng của bạn có an toàn không, bạn có thể để mảnh giấy vào khe cửa lò, đóng cửa lại và kéo mảnh giấy ra. Nếu mảnh giấy được kéo ra khỏi khe cửa thì lò vi sóng của bạn không được đóng kín và có thể làm rò rỉ bức xạ.

• Lúc này bạn nên thay một cái lò mới vì chính lớp kim loại quanh mặt kính lò vi sóng là bộ phận quan trọng giúp tia bức xạ không bị rò rỉ. Một lượng nhỏ bức xạ cũng có thể gây ảnh hưởng đến chúng ta.

• Bạn nên giữ khoảng cách an toàn với lò vi sóng, không để sát khuôn mặt bạn vào mặt cửa lò và nên cách xa ít nhất là 1 bước chân, tức khoảng 30 cm vì tia bức xạ sẽ giảm rất nhanh theo khoảng cách.

• Bạn cũng nên đảm bảo rằng lò vi sóng của bạn hoạt động tốt, vì nếu lò đã cũ hay bị hư hại, hoặc là mặt cửa lò không thể đóng lại được thì để đảm bảo an toàn, bạn nên thay một cái mới nhé.

Như vậy, bạn có thể thấy rằng mật độ bức xạ của lò vi sóng cũng như nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người đã được kết luận là rất thấp và trong phạm vi an toàn đối với người sử dụng. Tuy nhiên, bạn đừng nên đứng gần lò vi sóng để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra nhé.

[embed-health-tool-bmi]

Nguồn tham khảo

Zalo 1: 0832 807 555

Zalo 2: 098 361 3328